ClockChủ Nhật, 06/08/2017 08:33

Tạo động lực cho tăng trưởng

TTH - Ngân sách được thu từ đâu? Chủ yếu là từ thuế. Tất nhiên cũng có một số là từ nguồn thu khác. Ở nhiều địa phương, nguồn thu này thường nhỏ (so với nguồn thuế) và không đều đặn, và có xu hướng ngày càng thu hẹp như thu từ tiền sử dụng đất, cho thuê đất do Nhà nước quản lý.

Đồ họa: Hương Trà

Mối quan hệ giữa thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ “đồng chiều” - kinh tế tăng trưởng thì thu thuế được nhiều, tăng trưởng kinh tế thấp thì thu được thuế ít.

Nhìn vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của tỉnh, ta thấy có sự chênh lệch giữa tăng trưởng và thu ngân sách. Như 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 7,44% nhưng thu ngân sách tăng 15%. Nguồn thu tăng gấp đôi so với tăng trưởng.

Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh không cho chúng ta đầy đủ dữ liệu để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thu ngân sách. Về nguyên tắc, phải nhận biết mối quan hệ này để huy động ngân sách một cách hợp lý. Đó là việc huy động ngân sách phải đảm bảo hài hòa và hỗ trợ cho kinh tế phát triển.

Tuy nhiên cũng có những số liệu cho thấy lĩnh vực nào đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách nhiều nhất.

Nhìn vào các hoạt động kinh tế, mặc dù du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng 6 tháng đầu năm 2017 không đóng góp nhiều vào tăng trưởng. Theo số liệu công bố, lĩnh vực du lịch, doanh thu xã hội chỉ tăng 8,3%, doanh thu các cơ sở lưu trú chỉ tăng 1,61%. Chính vì vậy, có lẽ đây là lĩnh vực cần sự tác động để phát triển nhất. Gần đây, trên báo chí thấy nhiều ý kiến bàn về du lịch Huế. Có ý kiến cho rằng, đại ý, với không gian cổ kính như Huế, du lịch Huế rất “kỵ” sự ồn ào náo nhiệt. Điều này rất chí lý khi trong dòng chảy chung, chúng ta tìm một hướng đi khác biệt, tránh cạnh tranh đối đầu. Điều này trong lý thuyết kinh tế gọi là “lợi thế so sánh”. Nhưng sẽ thuyết phục hơn khi biết được rằng cần “yên tĩnh” ở chỗ nào và cần “náo nhiệt” ở chỗ nào. Bởi suy cho cùng mọi giải pháp đều hướng đến mục tiêu tăng trưởng. Không có tăng trưởng thì mọi giải pháp đều là lý thuyết suông. Ngành du lịch tăng trưởng thấp, cũng có nghĩa là việc đóng góp vào ngân sách thấp.

Một số lĩnh vực như dịch vụ thương mại, nông – lâm - ngư nghiệp cũng không có mức tăng trưởng cao. Những yếu tố cho thấy là chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, lãi suất ngân hàng có chiều hướng giảm. Lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm cũng có nhiều yếu tố không thuận lợi như giá heo giảm sâu và kéo dài; kinh tế biển mới dần được phục hồi sau sự cố môi trường biển; một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra khó tiêu thụ.

Đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP, nghĩa là đóng góp vào tăng thu ngân sách nằm ở lĩnh vực  công nghiệp – xây dựng. 6 tháng đầu năm 2017, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng 13,45%. Theo đánh giá của UBND tỉnh, các thế mạnh công nghiệp của tỉnh đều có mức tăng khá, trong đó nổi bật là lĩnh vực dệt may. Lĩnh vực này đã đóng góp một tỷ trọng rất lớn trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Một yếu tố khác làm tăng thu ngân sách đó là xuất nhập khẩu. Yếu tố này không hoàn toàn “thuận chiều” với đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (GRDP), vì tính tăng trưởng là tính xuất khẩu ròng, nghĩa là mức chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu. Còn thu thuế là cả hai chiều – hàng xuất khẩu cũng thu được thuế và nhập khẩu cũng thu được thuế. 6 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu tăng gần 24%; còn nhập khẩu  tuy không cao những cũng đạt ở mức tăng hơn 8%.

Một lĩnh vực khác cũng đóng góp vào tăng thu ngân sách, đó là nguồn thu từ sử dụng đất. So với cùng kỳ năm trước, khoản thu này tăng trưởng đến hơn 128%, con số cụ thể là 460 tỷ đồng. So với nguồn huy động ngân sách, lĩnh vực này đóng góp gần 14%.

Như trên đã nói, phần lớn nguồn thu ngân sách là thu từ thuế. Đối với hoạt động của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thì cũng đóng góp vào tăng trưởng, có nghĩa là làm tăng thu ngân sách.

Tỉnh ta còn có nhiều tiềm năng cho tăng thu ngân sách trong thời gian đến khi nhìn các chỉ số đầu tư của doanh nghiệp và của toàn xã hội có mức tăng trưởng khá. Đó là tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập khoảng 3.772 tỷ đồng, tăng 17,8% về lượng và gấp 3,65 lần về vốn. Các dự án ngoài tỉnh đăng ký đầu tư với số vốn khoảng 2.200 tỷ đồng. Đây là những tiềm năng tạo động lực cho tăng trưởng và tăng thu ngân sách.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Return to top