ClockThứ Năm, 09/11/2017 21:14
CHÀO MỪNG TUẦN LỄ CẤP CAO APEC 2017!

Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung

TTH - Với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", ngày 9/11, các doanh nghiệp, diễn giả hàng đầu của 21 nền kinh tế APEC tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit) tiếp tục bàn thảo, đưa ra những hoạch định chiến lược, nhằm đẩy lùi những thách thức; bảo đảm tăng trưởng toàn cầu. Đây là ngày thứ 2 trong tổng số 3 ngày của Hội nghị APEC CEO Summit trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại TP. Đà Nẵng.

Lãnh đạo APEC đối thoại với hơn 2.000 CEO đến từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

APEC CEO Summit là dịp để các nền kinh tế tìm hiểu hợp tác, thắt chặt mối quan hệ

Những người tạo ra việc làm mới

"Không có lựa chọn nào khác cho quá trình toàn cầu hóa", bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới phát biểu. Theo bà Victoria Kwakwa, các vấn đề liên quan đến quá trình toàn cầu hóa không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị. Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta cần phải tập trung vào việc truyền năng lượng cho xã hội. Chính phủ và doanh nghiệp cần phải chung tay để bảo đảm tăng trưởng toàn cầu sẽ lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp người lao động.

Chủ tịch của Eurasia, ông Ian Bremmer, khẳng định "Quá trình toàn cầu hóa sẽ vẫn tiếp tục". Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, quá trình toàn cầu hóa đang trở nên rời rạc bởi hai lý do. Thứ nhất là những lợi ích của quá trình toàn cầu hóa không lan tỏa đến những người thu nhập vừa, đặc biêt là tại các nền kinh tế công nghiệp hóa cao, nơi rất nhiều người đã mất việc làm trong quá trình này. Thứ hai là lợi ích toàn cầu đã trở nên tách biệt với lợi ích quốc gia.

Ông Masamichi Kono, Tổng Thư ký Thường trực OECD, bày tỏ quan ngại về sự tiến bộ nhanh chóng của các phát minh công nghệ và tự động hóa sẽ mang lại những thách thức lớn cho người lao động, thay thế một số việc làm, nhất là các công việc đòi hỏi kỹ năng thấp. Tiến sĩ Aran Maree, Giám đốc Y tế Johnson & Johnson Global khẳng định, nếu doanh nghiệp và chính phủ đầu tư vào sức khỏe thể chất và tâm lý cho người lao động thì lợi tức đầu tư sẽ là tuyệt đối. Ông cũng cho rằng, quá nhiều tài nguyên sức khỏe cộng đồng đã bị lãng phí vào việc "chữa bệnh" thay vì "phòng bệnh" dù nguồn tài nguyên này rất khan hiếm. Ông kêu gọi phổ cập giáo dục cho trẻ em về khoa học dinh dưỡng, cùng các giải pháp khả thi khác.

Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup cho biết, công nghệ phát triển có thể tạo ra những ngành kinh doanh mới; đồng thời, tạo ra những cơ hội việc làm mới. Bà Hoa nhấn mạnh, dù máy móc có thể lấy đi một vài việc làm, nhưng cũng là những cơ hội mới sẽ được mở ra, chúng ta sẽ cần những người chế tạo robot, kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng robot. Chính vì thế, chỉ những việc làm đơn giản sẽ khép lại bởi nó sẽ được thay thế bằng robot, và con người sẽ tìm thấy những cơ hội việc làm ở một tầm cao mới, tối ưu hóa lợi ích, cũng như nâng cao năng suất.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh với các đại biểu doanh nghiệp hàng đầu của 21 nền kinh tế APEC tại Hội nghị APEC CEO Summit

Kết nối để tăng trưởng

Theo thống kê, hiện nay lượng người dùng internet tại Châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa lượng người dùng internet và hơn 54% lượng người sử dụng mạng xã hội của thế giới. Vì thế để chinh phục người tiêu dùng được kết nối này đòi hỏi các thương hiệu cần có những hoạt động tương tác thoát khỏi các quy luật truyền thống thông thường.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập kiêm CEO hãng hàng không tư nhân Vietjet (Vietjet Air) chia sẻ: Chúng tôi đã nỗ lực xây dựng một công ty đa quốc gia, một môi trường đa văn hóa, với khẩu hiệu “Kết nối bầu trời”. Trong nhận thức của chúng tôi, công việc kinh doanh, bên cạnh tạo ra hiệu quả về lợi nhuận, một trong những mục đích quan trọng là phải tạo ra những giá trị cho cộng đồng. Khi chúng tôi đầu tư đội máy bay hùng mạnh hơn 200 chiếc đồng nghĩa cũng nâng cao năng lực của ngành hàng không Việt Nam và nâng cao năng lực của kinh tế Việt Nam, kinh tế khu vực ASEAN và là một phần của khu vực APEC. Chúng tôi dẫn đầu trong xu thế số hóa và tự động hóa với cuộc cách mạng 4.0. Yếu tố này là then chốt cho mục tiêu kết nối để tăng trưởng.

Liên quan đến chủ đề những rào cản mới của thương mại, nhiều doanh nghiệp, diễn giả hàng đầu không chỉ tập trung những khó khăn, tồn tại mà còn tập trung làm rõ hơn những lộ trình tự do hoá thương mại trong tương lai, những vấn đề nào cần được giải quyết và các hiệp định thương mại có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện như thế nào? Ông Huang Dinglong, CEO Công ty công nghệ Malong: “Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là phải chuẩn bị những kiến thức như thế nào trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Các học sinh, sinh viên hiện đang học trung học hoặc đại học sau khi ra trường sẽ đối mặt với những thách thức lớn, chúng sẽ không cạnh tranh với những người khác, mà cạnh tranh với AI. Mặt khác, họ cũng có cơ hội để hợp tác với AI, nên chúng ta phải làm thế nào để giáo dục những thế hệ trẻ để giúp họ có những sự chuẩn bị tốt hơn, nhằm thích ứng trong thời đại này”.

APEC CEO Summit ngày 9/11 kết thúc bằng các phiên thảo luận với chủ đề “Thời đại kỹ thuật số”, “Sản xuất trên thế giới”, tập trung vào những xu hướng của kinh tế, chính trị và công nghệ sẽ thay đổi cách thức hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trên khắp thế giới; bàn về sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng đến khu vực như thế nào, và những gì chúng ta có thể làm để khai thác lợi ích trong khi chuẩn bị xã hội để thích ứng.

Chiều 9/11, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có bài phát biểu về hội nhập kinh tế khu vực, những bài học từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski; Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Carrie Lam; ông David Cunningham, CEO hãng vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới Fed ExExpress; ông Richard Adkenrson, Phó chủ tịch FreeportMcMoran tham dự phiên thảo luận về những rào cản mới của thương mại.

Bài, ảnh: Anh Phong – Lê Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Return to top