ClockThứ Bảy, 20/05/2017 13:36

Tạo niềm đam mê học tập cho học sinh từ âm nhạc

TTH - Xinh đẹp, được trời phú cho chất giọng cuốn hút lòng người, nhưng Lê Quỳnh Hương không theo nghiệp ca sĩ mà quyết tâm đeo đuổi ước mơ trở thành giáo viên âm nhạc.

Cô Quỳnh Hương hướng dẫn học sinh làm nhạc cụ từ những vật dụng gần gũi

Tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật Huế năm 2006, cô được nhận công tác tại Trường tiểu học (TH) Hương Long, TP. Huế. Bằng tình yêu nghề, yêu âm nhạc và trái tim yêu trẻ đã giúp cô gặt hái nhiều thành công.

Xác định âm nhạc không phải là môn học thích hợp cho học sinh đại trà, bởi số học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc không nhiều, cho nên, để giúp học sinh cảm nhận được âm nhạc cô giáo Quỳnh Hương quyết định bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Trước tiên, để làm tốt vai trò của người giáo viên trong từng tiết dạy, Quỳnh Hương không chỉ tập cho học sinh biết hát mà phân tích ý nghĩa từng ca từ trong mỗi bài hát để học sinh nhận ra âm nhạc còn giúp con người mạnh mẽ hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, trong cuộc sống. Ngoài ra, cô còn dành thời gian hướng dẫn và cùng học sinh chế tạo nhạc cụ từ những vật dụng quen thuộc, như: vỏ lon bia, vỏ dừa, que tre… Điều này đã tạo hứng thú cho nhiều học sinh. Trần Thiện Nhân, học sinh lớp 4/1 khoe: “Mấy chai nước không rứa mà cô lại hướng dẫn bọn con làm thành bộ gõ và trở thành dụng cụ học tập ngay trong tiết học nên ai cũng thích”.

Trở thành đảng viên, Quỳnh Hương càng ý thức hơn trách nhiệm của mình trong việc giúp học sinh cảm nhận được những giá trị đạo đức, thẩm mỹ qua sắc màu âm thanh. Để việc giảng dạy ngày càng hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của xã hội, thông qua các kênh thông tin như truyền hình, mạng internet, sách báo… cô giáo Quỳnh Hương dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp đổi mới cách dạy học, nhất là việc tìm những hình ảnh, clip video phong phú, phù hợp với các bài giảng để đưa vào giáo án điện tử; đồng thời, hướng dẫn học sinh cách tìm thông tin bổ ích, sinh động trên mạng internet và trong các tiết học cemina… nhằm giúp các em nhớ bài, hiểu bài sâu hơn. Quỳnh Hương tâm sự: “Những mẩu chuyện kể về Bác với những vật dụng đơn sơ như chiếc phong thư sử dụng 2 lần, đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki… đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi từ nhỏ. Nhờ đó mà tôi luôn tự tin để bắt đầu mọi việc bằng những điều đơn giản nhất trong cuộc sống”.

Với những cố gắng và tình yêu nghề, nhiều năm liền cô giáo Quỳnh Hương đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp và giành nhiều giải cao tại hội thi tiếng hát giáo viên... Nổi bật, tháng 3 vừa qua, Quỳnh Hương giành giải ba hội thi “Cô giáo tài năng, duyên dáng toàn quốc”.

Thầy giáo Võ Văn Việt, Hiệu trưởng Trường TH Hương Long nhận xét: “Từ lúc vào nghề, cô giáo Quỳnh Hương không chỉ thể hiện được năng lực chuyên môn mà luôn nhiệt tình với các hoạt động của nhà trường. Nhờ đó, học sinh không chỉ đam mê bộ môn âm nhạc mà còn hứng thú với các môn học phụ khác…”.

HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top