ClockThứ Tư, 23/12/2015 15:30

Tạo việc làm cho lao động nông thôn

TTH - Sau 9 năm (2006 – 2015), bằng những giải pháp quyết liệt, ngành nghề nông thôn ở Phong Điền có những bước phát triển nhất định, số lao động có việc làm ngày càng tăng...

Tạo việc làm cho gần 2.357 lao động

Đến cuối năm 2015, toàn huyện Phong Điền có 9 làng nghề chính, tạo việc làm cho gần 2.357 lao động nông thôn, với giá trị sản xuất ước tính khoảng 12 tỷ đồng; trong đó, thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề khoảng 1,6 triệu đồng/tháng.

Nghề đóng ghe ở các xã vùng ven biển, đầm phá Phong Điền

Những làng nghề nào tạo ra những sản phẩm được thị trường ưa chuộng, thì việc làm và thu nhập của người lao động khá ổn định. Tương măng Phong Mỹ, (Phong Mỹ) là một minh chứng. Ở Phong Mỹ, hiện có khoảng 20 cơ sở và hộ gia đình sản xuất tương măng và tạo việc làm cho hơn 80 lao động. Thu nhập bình quân đối với mỗi cơ sở, hộ gia đình từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.

Chị Võ Thị Kim Cúc, chủ cơ sở tương măng Hoàng Cúc thừa nhận: “Tương măng Phong Mỹ đã có chỗ đứng trong các siêu thị trên địa bàn tỉnh. Điều này giúp cho cơ sở sản xuất tương măng tăng sản xuất, cùng đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho người lao động”.

Làng nghề Mỹ Xuyên (Phong Hòa) cũng là một trong những ngành nghề đã và đang giữ vững thị trường tiêu thụ, thu hút được nhiều lao động nông thôn. Làng nghề Mỹ Xuyên có 77 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài những sản phần truyền thống, gần đây, Phong Điền còn có nhiều sản phẩm khá mới, năng lực cạnh tranh cao. Đó là, rượu Okay Tây Phú (Phong Bình), dầu tràm Nhân Tín (Phong Hiền)... Riêng sản phẩm dầu tràm trên địa bàn huyện có đến 6 cơ sở, quy mô ngày càng mở rộng.

Nghề may và cơ khí cũng là những nghề “hút” được nhiều lao động vì thu nhập khá cao. Phong Điền hiện có 230 lao động làm nghề may, cho thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/tháng; nghề cơ khí có 80 lao động, thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.

 Liên tiếp những năm gần đây, một số ngành nghề ở Phong Điền được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống nên càng “kích thích” và là điều kiện để các làng nghề duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Từ khi được công nhận, đệm bàng Phò Trạch (Phong Bình), gốm Phước Tích và mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên (Phong Hòa) sản xuất sôi động hơn, nhờ vào cơ chế đầu tư và tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của chính quyền địa phương. Từ năm 2006 đến nay, địa phương trích từ nguồn kinh phí khuyến công 2,2 tỷ đồng để tạo điều kiện phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. 

Nhiều cơ sở làng nghề sau khi được hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường, hỗ trợ thông tin thị trường, chính sách tiêu thụ, đào tạo nhân lực... đã ăn nên làm ra, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, tạo điều kiện phát triển công nghiệp vùng nông thôn. Nhiều cơ sở sản xuất làng nghề đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo điều kiện quảng bá sản phẩm địa phương và được nhiều bạn hàng biết đến. Đó là lý do để các ngành nghề nông thôn ở Phong Điền nâng cao năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Giải pháp quyết liệt

Khó khăn được UBND và các đơn vị, bàn, ngành của huyện Phong Điền xác định từ thực tế thời gian qua trong phát triển ngành nghề nông thôn là, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề phát triển chưa mạnh, giá trị sản xuất thấp. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn còn ít, quy mô nhỏ, ít lao động, trình độ lao động hạn chế. Các nhóm nghề chế biến nông – lâm – thủy sản mới chỉ dừng lại quy mô hộ gia đình, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủ yếu phục vụ cho một bộ phận dân cư, chưa có thị trường rộng lớn... Đó chính là những nguyên nhân không chỉ ảnh hướng đến sự phát triển ngành nghề và công ăn việc làm cho lao động nông thôn ở Phong Điền.

Phong Điền phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động nông thôn; 6.500 lao động tham gia sản xuất ở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề; 80% số xã, thị trấn có điểm tập trung sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...

Mới đây, qua báo cáo với UBND tỉnh về kết quả phát triển ngành nghề nông thôn ở Phong Điền và tìm hướng giải pháp khắc phục khó khăn trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Cho nêu ý kiến: Những ngành nghề truyền thống, như điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên cần được tăng cường máy móc, chuyển giao khoa học kỹ thuaath hiện đại để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm. Huyện chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở làng nghề phấn đấu đào tạo, giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động có tay nghề cao.

Với nghề tương măng Phong Mỹ, huyện phối hợp tổ chức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục ký gởi sản phẩm vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Những ngành nghề khác, như kim hoàn Điền Môn, rèn Hiền Lương, nón lá Phong Sơn... tổ chức mô hình trình diễn, gắn các tour du lịch sinh thái để vừa giới thiệu, vừa bảo tồn làng nghề. Bên cạnh đó, huyện cũng cần quan tâm vốn đầu tư hạ tầng và phát triển sản xuất; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước; đổi mới công nghệ và các hoạt động khuyến công; tiếp tục tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng là những giải pháp quan trọng để ngành nghề tiểu thu công nghiệp và các làng nghề truyền thống ở Phong Điền ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: ANH PHONG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động

Sáng 24/4, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh tổ chức ký kết giao ước thi đua hưởng ứng “Đợt thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024)" trong các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh.

Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

TIN MỚI

Return to top