Thế giới

Tập đoàn BP bị phạt 20,8 tỉ USD vì sự cố tràn dầu

ClockThứ Ba, 06/10/2015 14:44
TTH.VN - Các phiên tòa dai dẳng liên quan tới sự cố nổ giàn khoan Deepwater Horizon gây tràn dầu năm 2010 của Tập đoàn BP vừa kết thúc với án phạt mà bên bị chấp nhận chịu là 20,8 tỉ USD.


Thảm họa Deepwater Horizon năm 2010 được xem là thảm họa tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ - Ảnh tư liệu - Reuters

Theo The Verge, phán quyết do Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 5-10. Tập đoàn BP chấp nhận nộp phạt 20,8 tỉ USD cho các thiệt hại do sự cố tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 gây ra tại vịnh Mexico.

Trước đó hồi tháng bảy, mức phạt đầu tiên được đưa ra giữa Tập đoàn BP và chính phủ liên bang là 18,7 tỉ USD. Tuy nhiên, phán quyết cuối cùng ngày 5-10 đã tăng lên 20,8 tỉ USD.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch, đây được xem là “mức phạt lớn nhất với một đơn vị trong lịch sử nước Mỹ”.

Ngoài ra, Tập đoàn BP còn phải thanh toán 5,5 tỉ USD cho các hình phạt liên quan tới Đạo luật nước sạch (Clean Water Act) của liên bang.

Năm bang bị ảnh hưởng trong sự cố tràn dầu là Alabama, Florida, Lousiana, Mississippi và Texas cũng sẽ nhận được một khoản tiền lớn để trang trải cho các thiệt hại liên quan.

Ngoài các khoản nộp phạt, BP cũng mất 28 tỉ USD cho công tác dọn dẹp và đền bù sau sự cố tràn dầu.

Thảm họa Deepwater Horizon được xem là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sự việc xảy ra khi một giàn khoan dầu ngoài khơi của Tập đoàn BP phát nổ trên vịnh Mexico, làm tràn 4,9 triệu thùng dầu ra các vùng nước xung quanh.

Vụ nổ cũng làm 11 người thiệt mạng và hủy hoại môi trường sống của nhiều loài thủy sinh vật. Một phần trong số tiền nộp phạt của BP sẽ được chi cho việc tái tạo môi trường sống cho các loài sinh vật biển đó.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top