Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
TTH - Bộ Tài chính vừa thành lập tổ công tác để rà soát các khó khăn của doanh nghiệp (DN) để từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4 này để trình lên Chính phủ, Quốc hội. Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cho biết:
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ |
Chủ trương tháo gỡ khó khăn cho DN đã được Chính phủ giao chủ yếu cho Bộ KH-ĐT. Nhưng với góc độ của Bộ Tài chính, nhất là từ việc quản lý thuế, hải quan… chúng tôi cũng có đánh giá về hoạt động của DN, nhất là những khó khăn, nguyên nhân khiến DN bị ngừng hoạt động. Hiện chúng tôi đã thành lập một tổ công tác gồm có Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính DN, Vụ Ngân sách, Ủy ban Chứng khoán... để có đánh giá chính xác về những khó khăn của DN nhằm có giải pháp về tài chính để tháo gỡ khó khăn.
Ngoài vấn đề về tiếp cận vốn, còn có các giải pháp khác để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đóng góp cho tăng trưởng. Hiện Bộ Tài chính đang cập nhật số liệu của quý để có được đánh giá toàn diện hơn vì trong quý 1, thời điểm tháng 1 chỉ làm việc có 20 ngày, tháng 2 lại là tháng sau tết nên cần phải có số liệu của tháng 3 thì đánh giá mới xác thực. Hiện chúng tôi mới có số liệu quyết toán của thuế tháng 2.
* Quan điểm của Bộ Tài chính trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN ra sao, thưa Bộ trưởng?
* Quan điểm của bộ là phải tập trung mọi nỗ lực để hỗ trợ DN về cơ chế chính sách, vốn tài chính nhưng phải có địa chỉ. Chỗ nào khó khăn mới được hỗ trợ. Thực ra trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, DN nào thực tế không hoạt động được thì phải chấm dứt hoạt động thôi.
* Hiện nay chúng ta đã có giải pháp giãn thuế cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa nhưng thực tế DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Liệu Bộ Tài chính có tính đến các phương án miễn, giảm thuế hay không?
* Hiện đã có biện pháp là tiếp tục giãn thuế cho DN. Tuy nhiên, còn có giải pháp gì thêm về thuế không thì còn phải tiếp tục cập nhật. Cũng có thể tính tới trình Chính phủ để đưa vào nội dung kỳ họp thứ 3 Quốc hội. Hiện chúng tôi biết là DN gặp nhiều khó khăn nhưng khó khăn đến cỡ nào, khó khăn ở đâu, vì lý do gì thì cần phải nghiên cứu thêm.
Thực ra, cũng có nhiều DN được lập ra để kinh doanh nhưng bản thân họ thấy giai đoạn này khó khăn, vốn liếng không có nhiều thì tự bản thân cũng muốn rút lui, cơ cấu lại. Rồi các DN ảo. Một chủ nhưng đăng ký nhiều DN. Nên số lượng DN giải thể phải phân tích số liệu cho kỹ. Tất nhiên có dấu hiệu suy giảm. Bộ Tài chính với việc nắm công cụ thuế và hải quan cũng có thể đánh giá được. Chẳng hạn, số liệu hải quan cập nhật đến hiện nay cho thấy 3 tháng qua chúng ta xuất siêu chứ không nhập siêu.
* Liệu giải pháp miễn, giảm có gây áp lực cho ngân sách, thưa Bộ trưởng?
* Điều này đang phải nghiên cứu để cân đối. Tuy nhiên, quan điểm lâu dài là phải nuôi dưỡng nguồn thu. Bây giờ có thể thu ít một chút nhưng về lâu dài người ta hồi phục phát triển thì sẽ là nguồn thu tiềm năng.
* Bộ Tài chính có những biện pháp nào để cải cách hành chính cũng như kiểm soát chặt chẽ việc ân hạn thuế để không bị DN lợi dụng như đã từng có nhiều phản ánh?
* Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế. Trong đó sẽ có nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí thuế cho DN để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ nữa là hiện đại hóa, chống chuyển giá, phân kỳ nộp thuế để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Xung quanh việc DN ân hạn thuế. Thực tế chủ yếu xảy ra với DN xuất nhập khẩu. Trước đây quy định thời gian ân hạn rất dài. Nhiều DN lợi dụng. Lần này sẽ quy định chặt hơn. DN muốn được ân hạn phải có bảo lãnh. Tất nhiên nó cũng gây khó khăn cho DN vì phải chịu thêm chi phí bảo lãnh. Song thực tế ở tất cả các nước, DN phải nộp thuế nhập khẩu ngay từ khi mở tờ khai hải quan. Nếu những DN nghiêm túc thì nộp ngay, không cần phải ân hạn gì cả. Hiện chủ yếu tạm nhập tái xuất mới ân hạn nhiều. Vì thế những trường hợp ấy cần phải có bảo lãnh.
Hà My (theo SGGP)
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo (04/03)
- Vinh Mỹ trồng thành công khoai mài (04/03)
- MediaTek công bố chip SoC MT9638 dành cho TV 4K (04/03)
- Samsung đưa công nghệ Micro LED vào TV truyền thống (04/03)
- Thả hơn 41 ngàn con cá giống xuống sông Hương (04/03)
- Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây (04/03)
- Xây dựng A Lưới ngày càng giàu, đẹp (03/03)
- Kết nối, phát triển từ những con đường (03/03)
-
Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện
-
“Giấc mơ” công nghệ số
- Mẹo hữu ích tại giganet