Thế giới Thế giới
Thái Lan kêu gọi các nước trong khu vực thực hiện đổi mới để không mất lợi thế cạnh tranh
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn CLMVT 2019 ở Bangkok ngày 24/6, Thủ tướng Prayut nói rằng mặc dù khu vực CLMVT đang trở thành một thành tố chính trong chuỗi giá trị toàn cầu, tiểu vùng này phải đối mặt với những mối đe dọa nảy sinh từ sự phát triển công nghệ và địa chính trị.
- » Thái Lan đảm bảo an toàn cho Hội nghị Cấp cao ASEAN
- » Chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN 34 tại Thái Lan
- » Đối phó với rác thải nhựa: Chủ đề nóng ở Hội nghị Cấp cao ASEAN lần 34
- » Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 sẽ kêu gọi cấm nhập rác thải
- » Nhiều sự kiện đa phương nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 34
- » ASEAN thống nhất quan điểm chung về RCEP
Thủ tướng Thái Lan tại cuộc họp báo về kết quả của Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 34 ở Bangkok, Thái Lan ngày 23/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Prayut, những công nghệ mới này sẽ thay thế hoàn toàn cho mạng lưới sản xuất hiện nay. Ví dụ, phương thức sản xuất và chế tạo theo hợp đồng sẽ dần dần suy tàn, khi các mạng lưới sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hiện đại trong các vùng khác nhau sẽ thế chỗ. Về những mối đe dọa địa chính trị, các nước trong tiểu vùng phải có sự quản lý rủi ro hữu hiệu nhằm đối phó với những thay đổi trong thị trường toàn cầu.
Những khu vực dễ bị tổn thương nhất đều là những thế mạnh truyền thống của tiểu vùng CLMVT, đó là các ngành kinh doanh nông nghiệp, dệt may, ôtô và điện tử. Thủ tướng Prayut nói rằng các doanh nghiệp cần kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, như chuyển đổi số, để nâng cấp và thúc đẩy tính hiệu quả của các hoạt động của họ từ đầu đến cuối chuỗi giá trị. Ví dụ như thiết kế sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sản xuất kịp thời những sản phẩm có chất lượng.
Thủ tướng Prayut nhận xét thêm rằng ngành dịch vụ trong tiểu vùng CLMVT cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng nói trên. Do đó, khu vực dịch vụ phải kết hợp những công nghệ mới nhất vào các mô hình kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực chủ chốt trong khu vực như hậu cần, bán lẻ và bán buôn, dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ tài chính.
Theo nhà lãnh đạo Thái Lan, các chính phủ phải làm việc với nhau để hỗ trợ nền kinh tế tiểu vùng và đóng vai trò hỗ trợ bằng cách xây dựng nền tảng cho sự phát triển. Thủ tướng Prayut cũng đề cao vai trò đóng góp cho sự thịnh vượng chung của tiểu vùng CLMVT cũng như nhiều sáng kiến thành công của khu vực tư nhân.
Diễn đàn CLMVT 2019, được tổ chức trong hai ngày 23-24/6 ngay sau khi diễn ra Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 34, có chủ đề “CLMVT là trung tâm chuỗi giá trị mới của châu Á”.
Các đại biểu tham dự diễn đàn, gồm các đại diện là quan chức công nghiệp, thương mại, các nhà ngoại giao, các học giả và doanh nghiệp tư nhân trong tiểu vùng, đã trao đổi quan điểm và các kế hoạch phát triển những mạng lưới hợp tác nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh toàn cầu.
Tiểu vùng CLMVT đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2017, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tiểu vùng tăng 5,1%. Trong giai đoạn 2013-2017, ngoại thương của tiểu vùng tăng trưởng với tốc độ hàng năm 4,6% trong khi thương mại nội vùng tăng 7,1% và đầu tư tăng 15,7%.
Theo TTXVN
- Việt Nam chiếm gần 1/3 lưu lượng thương mại điện tử Đông Nam Á (10/12)
- Hàn Quốc, UAE xác nhận năm 2020 là năm đối thoại văn hóa (10/12)
- Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Belarus (10/12)
- Khói mù dày đặc bao phủ trung tâm thành phố Sydney, Australia (10/12)
- J.P.Morrgan đạt lợi nhuận cao khi đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam (10/12)
- Nga và Ukraine hồi sinh tiến trình hòa bình (10/12)
- Ấn Độ và Australia tổ chức đối thoại 2+2 ngoại giao và quốc phòng (10/12)
- Núi lửa phun trào ở New Zealand: Ít cảnh báo rủi ro với du khách (10/12)
-
Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN
- Australia: Nỗ lực kiểm soát cháy rừng trước khi nhiệt độ tăng cao
- Hàn Quốc: Xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng nhất trong 10 năm
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- WHO: Thông tin sai lệch khiến dịch sởi diễn biến nghiêm trọng
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
-
Hành lang kinh tế Đông - Tây đã và đang dần hình thành
- Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050
- Mỹ tiếp tục xây dựng quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam
- Diễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển Đông
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- Pháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công
- Nhật Bản tài trợ 3 tỷ USD để ASEAN phát triển khu vực
- Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ điện đàm về tình hình Bán đảo Triều Tiên
- Lượng khí thải thế giới 2019 tăng khủng khiếp, phá vỡ mức kỷ lục 2018