ClockChủ Nhật, 08/07/2018 11:33

Thăm Huntington

TTH - Ghé thăm tiểu bang California vào một ngày đầu tháng 3/2018, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính nói với tôi: “Ở nam Cali không có nhiều di tích lịch sử, địa điểm văn hóa hay công trình kiến trúc đồ sộ như ở bờ đông nước Mỹ đâu. Vì thế, tôi muốn mời anh đi thăm một khu vườn bách thảo nổi tiếng ở San Marino, gần Los Angeles”. Tôi nhất trí ngay. Vậy là hôm sau anh Chính chở tôi và con trai Nhật Quang đi thăm “khu vườn nổi tiếng nhất tiểu bang California” này.

California bắt buộc xây nhà sử dụng pin năng lượng mặt trờiCalifornia là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giớiSan Francisco ban hành lệnh cấm bán sản phẩm làm từ lông thú

Lưu Phương Viên

Từ thành phố Westminster ở nam California, chúng tôi đi ô tô khoảng hơn một giờ thì đến San Marino, một vùng đất trước đây thuộc về Mexico, nơi The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden tọa lạc. Đó không chỉ là một khu vườn bách thảo như hình dung trong đầu của tôi trước khi viếng thăm nơi này. Kỳ thực, đây là một trung tâm giáo dục khổng lồ, gồm: thư viện, bảo tàng nghệ thuật với hai sưu tập chính là mỹ thuật châu Âu thế kỷ XV-XIX và mỹ thuật Mỹ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng 12 khu vườn thực vật chuyên dụng, với diện tích lên đến 120 mẫu Anh.

Trung tâm này do Henry Edwards Huntington (1850 - 1927) tạo dựng từ năm 1920. Là một chủ đất, doanh nhân với tầm nhìn xa trông rộng, Huntington đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của miền nam California. Ông sinh năm 1850 ở Oneonta (New York), là cháu trai và là người thừa kế của Collis P. Huntington (1821 -1900), một trong những ông trùm của ngành đường sắt nổi tiếng ở California vào thế kỷ XIX.

Phòng thực nghiệm và trưng bày các giống hoa trong The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden

Năm 1892, Henry Edwards Huntington chuyển đến San Francisco cùng với người vợ đầu tiên, Mary Alice Prentice, và bốn đứa con của họ. Năm 1906, ông ly dị Mary Alice Prentice, đến năm 1913 thì kết hôn với Arabella Huntington (1851 - 1924) và cùng nhau rời bỏ San Francisco ở miền bắc California, đến Los Angeles ở miền nam để lập nghiệp. Ông bỏ tiền mua một vùng đất rộng hơn 500 mẫu Anh, mà về sau được gọi là San Marino Ranch, nơi tọa lạc của The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden. Ông tiếp tục mua những vùng đất rộng lớn khác trong khu vực Pasadena và Los Angeles, tạo dựng khu đô thị và vùng ngoại ô, và là một trong những người sáng lập thành phố San Marino. Bấy giờ Huntington là chủ tịch của Công ty xe điện Pacific, một hệ thống giao thông công cộng bằng xe điện trong khu vực đô thị Los Angeles. Ông cũng là chủ của Công ty Đường sắt Los Angeles, kết nối thành phố này với các cộng đồng xa xôi ở miền nam California, hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng đó cũng như thúc đẩy các hoạt động thương mại, giải trí và du lịch ở miền Nam tiểu bang California.

Do ảnh hưởng từ sự đam mê nghệ thuật của người vợ thứ hai Arabella Huntington, ông đã đầu tư tiền của, mua được những tác phẩm nghệ thuật từ châu Âu sau khi Thế chiến I kết thúc và làm chủ một sưu tập đồ sộ trị giá 50 triệu đô la Mỹ vào thời điểm đó. Trước khi qua đời vào năm 1927, ông để lại di chúc là phải đưa bộ sưu tập nghệ thuật danh tiếng này ra trưng bày cho công chúng xem. Chính vì thế, The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden được khai trương chính thức vào năm 1928, bắt đầu bằng việc trưng bày sưu tập nghệ thuật châu Âu nói trên cho công chúng thưởng lãm.

Tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong The Huntington Art Gallery

Nơi đầu tiên chúng tôi viếng thăm là Thư viện Huntington, được thiết kế vào năm 1920 bởi KTS. Myron Hunt theo phong cách Phục hưng của châu Âu. Đây từng là tòa lâu đài mà Huntington và vợ ông từng sinh sống trước đây. Hiện tại, Thư viện Huntington đang lưu giữ 7 triệu tài liệu, tập trung vào các lĩnh vực lịch sử, văn học Anh và Mỹ, nghệ thuật và lịch sử khoa học, có niên đại từ thế kỷ XI đến nay. Trong số đó có hơn 400.000 cuốn sách quý hiếm, và hơn 1 triệu bức ảnh, bản in và các bức họa danh tiếng khác. Sưu tập sách quý giá nhất của thư viện này là 11 bản in bộ Kinh Thánh do nhà in Gutenberg (Đức) xuất bản vào thế kỷ XVIII, cùng các bản thảo của các tổng thống Mỹ là George Washington, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin và Abraham Lincoln. Đây là thư viện duy nhất trên thế giới có hai bản khắc in đầu tiên vở kịch Hamlet của Shakespeare, cùng các bản thảo viết tay các tác phẩm văn học, khoa học, tự truyện của Benjamin Franklin, Isaac Newton, Charles Bukowski, Jack London, Giáo hoàng Alexander, William Blake, Mark Twain và William Wordsworth.

Rời thư viện, chúng tôi đi thăm Phòng trưng bày Nghệ thuật Huntington và Phòng trưng bày Nghệ thuật Mỹ của Virginia Steele Scott, cách thư viện khoảng 10 phút đi bộ. Phòng trưng bày Nghệ thuật Huntington là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập nghệ thuật châu Âu, gồm các bức tranh, tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật trang trí của Anh và Pháp từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, trong đó có các bức tranh thời từ Phục hưng của Ý và bộ sưu tập các bức thảm thêu, đồ sứ và đồ nội thất châu Âu vào thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn có một số tác phẩm nổi tiếng nhất của các danh họa châu Âu như bức Blue Boy (Cậu bé màu xanh) của Thomas Gainsborough, bức Pinkie (Cô bé màu hồng) của Thomas Lawrence, hay bức Madonna and Child (Madonna và con trai) của Rogier van der Weyden.

Bộ sưu tập nghệ thuật Mỹ của Huntington bao gồm các bức tranh, bản in, bản vẽ, tác phẩm điêu khắc và các bức ảnh có niên đại từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, hình thành từ năm 1979, khi trung tâm này nhận được một món quà gồm 50 bức tranh từ Quỹ Virginia Steele Scott. Do đó, Phòng trưng bày Nghệ thuật Mỹ của Virginia Steele Scott được thành lập tại đây vào năm 1984. Năm 2009, Phòng trưng bày này được mở rộng, tân trang và trưng bày mới. Đây là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của những tác giả danh tiếng người Mỹ như: Mary Cassatt, Edward Hopper, Andy Warhol, Robert Rauschenberg... Đến năm 2014, bộ sưu tập nghệ thuật Mỹ của Trung tâm này có khoảng 12.000 tác phẩm, trong đó có đến 90% là tranh, ảnh chụp và bản in các tác phẩm nghệ thuật. Phần còn lại tượng, đồ sứ và đồ nội thất.

Các nhà hảo tâm ở Mỹ và trên thế giới đã tài trợ cho The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden một khoảng tiền tổng cộng là 400 triệu đô la Mỹ cho đến năm 2000. Sau đó, có thể nửa tỷ đô la được bổ sung trong các năm 2001 - 2013, khiến cho Huntington trở thành một trong những tổ chức văn hóa - giáo dục giàu có nhất nước Mỹ. Và vì thế mà nơi này là một địa điểm tham quan và nghiên cứu ưa thích của du khách và các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 1.700 học giả đến nghiên cứu và 600.000 người đến thăm nơi này.

Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thích thú nhất lại là Botanical Garden (vườn bách thảo) rộng 120 mẫu Anh (49 ha) trong khuôn viên của The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden, nơi trồng và trưng bày các loại cây từ khắp nơi trên thế giới. Vườn bách thảo khổng lồ này bao gồm 12 khu vườn theo các chủ đề khác nhau như: Vườn California, Vườn Úc, Vườn Nhật Bản, Vườn Trung Hoa, Vườn Shakespeare, Vườn Camellia (Trà mi), Vườn trẻ em, Vườn sa mạc, Vườn cọ, Vườn hồng… Trong đó nổi bật nhất là Vườn California, Vườn Trung Hoa và Vườn Nhật Bản…

Vườn California nằm ngay ở lối vào, nơi tập hợp gần 50.000 loài thảo mộc của tiểu bang California. Đây cũng là nơi đặt Trung tâm Giáo dục và Du khách Steven S. Koblik, các thư viện, phòng hòa nhạc, quán cà phê, và các lớp dạy về kỹ thuật ươm, nuôi dưỡng và chăm sóc cây trồng, dành cho những ai quan tâm, khi họ đến thăm Trung tâm này. Trong khu vườn này có 4.000 với 1.200 giống hoa hồng đến từ khắp nơi trên thế giới, được sắp xếp theo lịch sử để theo dõi sự phát triển của hoa hồng từ thời cổ đại đến hiện đại, được tôn vinh là “bộ sưu tập hoa hồng lớn nhất nước Mỹ”. Vườn Camellia là nơi được công nhận là một “vườn trà mi tuyệt vời của thế giới” với 1.200 gốc trà mi, thuộc 80 hoa trà mi khác nhau trên toàn cầu tụ hội trong đó có nhiều giống hiếm và mang tính lịch sử. Chăm sóc cho Vườn Trà mi và Vườn Hồng này là 7 vị giám tuyển, 40 kỹ thuật viên và hơn 100 tình nguyện viên, nhằm duy trì các bộ sưu tập thực vật, cung cấp các chương trình giáo dục cho du khách, và nhân giống cây trồng để bán trong các dịp hội chợ hoa được tổ chức hàng năm.

Chúng tôi đã dành gần 1 ngày để thăm thú The Huntington Library, Art Gallery and Botanical Garden, nhưng cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” một phần nào những “di sản sống” đang được “trưng bày và trình diễn” một cách sống động ở nơi này. Bởi lẽ, nơi này quá đồ sộ, quá lộng lẫy và quá giàu có, cả giá trị, tri thức và nghệ thuật.

Bài, ảnh:  TRÂN HUYỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ là không gian trưng bày các triển lãm thu hút công chúng tham quan, mà những năm qua, nơi này đã trở thành điểm đến như một trường học trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ hiểu thêm về nghệ thuật như hội họa, sắp đặt…, các em còn được nhập vai để cho ra tác phẩm theo cách của riêng mình.

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống
Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng

Rất nhiều hiện vật trong số hàng chục hiện vật vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ người tặng được các chuyên đánh giá vô cùng quý hiếm. Những hiện vật ấy là di sản văn hóa gắn liền với vùng đất, con người, đời sống văn hóa, thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Thừa Thiên Huế.

Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng
Return to top