Thăm Mỹ: Tổng thống Indonesia hướng đến vấn đề đầu tư, an ninh
TTH.VN - Trang CNA ngày hôm nay (23/10) đưa tin, Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức đến Hoa Kỳ vào ngày 25/10 tới đây, theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị người đứng đầu nhà nước Indonesia đến Mỹ của Tổng thống Jokowi lần này được kỳ vọng sẽ là một cơ hội lịch sử nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai nước về các vấn đề toàn cầu.
Trong chuyến công du kéo dài 5 ngày lần này, Tổng thống Widodo sẽ tới Washington và San Francisco, nơi ông hy vọng sẽ thu hút đầu tư nước ngoài để giúp khôi phục đà tăng trưởng cho Indonesia – đất nước có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tổng thống Widodo cũng dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh và chống khủng bố với các nhà lãnh đạo Mỹ.
![]() |
Tổng thống Indonesia Widodo sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào ngày 25/10/2015. Ảnh: Antara. |
Chuyến thăm của ông Widodo sang Mỹ diễn ra chưa đầy một tuần sau khi ông hoàn tất năm đầu tiên trên cương vị Tổng thống Indonesia. Trong thời gian ở Mỹ, Tổng thống Widodo sẽ có cuộc hội đàm song phương với nhà đồng cấp Mỹ Barack Obama vào ngày 26/10, sau cuộc gặp lần đầu tiên ở Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái. Cả hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông và cuộc chiến chống lại các nhóm chiến binh Hồi giáo Nhà nước IS.
Bên cạnh các vấn đề chính trị, Tổng thống Indonesia dự kiến sẽ sử dụng chuyến thăm tới Mỹ lần này để thu hút các nhà đầu tư, giúp thúc đẩy nền kinh tế Indonesia. Theo lịch trình, trong ngày 26/10 và 27/10, Tổng thống Widodo cũng sẽ có các cuộc họp với các nhân vật cao cấp của Chính phủ và Quốc hội Mỹ, cũng như với các lãnh đạo doanh nghiệp tại Washington DC. Sau đó, ông Jokowi sẽ đến thăm San Francisco, tiến hành các cuộc họp với cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo của các trường đại học.
Tổng thống Widodo có kế hoạch đến thăm tập đoàn công nghệ khổng lồ Apple để thảo luận về việc đầu tư vào ngành công nghiệp thiếc của Indonesia. Indonesia là nước xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới, và Apple muốn đảm bảo các kim loại được sử dụng trong iPhone và các sản phẩm khác của Apple được sản xuất ở các khu mỏ hợp pháp.
Ông Widodo cũng dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà điều hành của Google, công ty Internet nổi tiếng của Hoa Kỳ, và sẽ tổ chức hội đàm về việc mở rộng truy cập Internet đến các khu vực vùng sâu vùng xa. Các nhà quan sát nói rằng, quan hệ song phương giữa Indonesia và Mỹ đã dần dần phát triển suốt 10 năm qua.
Thách thức hiện nay đối với Tổng thống Widodo là không chỉ giữ gìn mối quan hệ hiện có, mà còn phải tiếp thêm năng lượng cho mối quan hệ này, thậm chí nâng nó lên ở một tầm cao mới.
Tố Quyên (lược dịch từ CNA & The Jakatar Post)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19 (02/03)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng