ClockThứ Năm, 22/12/2016 05:56

Thắm tình quân dân

TTH - Với những cán bộ quân y, mỗi dịp về với bà con là khám cho hết bệnh nhân chứ không lo hết giờ. Chính sự nhiệt tình, trách nhiệm và hơn hết là tấm lòng người thầy thuốc của đội ngũ y, bác sĩ với bà con càng tô thắm thêm tình quân dân.

Tập huấn kỹ thuật cấp cứu cho nhân viên y tế thôn bản

Củng cố tình quân dân

Theo chân đoàn y, bác sĩ của Bệnh xá Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Bộ Chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh, chúng tôi có mặt tại xã Đông Sơn, (huyện A lưới) vào một ngày giữa tháng 12. Đây là đợt khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 người dân nghèo ở vùng biên giới.

mùa đông, cái lạnh vùng cao có phần tê buốt. biết tin có đoàn quân y của Bệnh xá Đoàn 92 đến, bà con Đông Sơn có mặt tại Trạm Y tế xã từ sớm. Phần lớn người đến khám bệnh là cụ già, phụ nữ và trẻ em, thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn.

 nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, bà Căng Ri (60 tuổi, thôn Thu, xã Đông Sơn) bày tỏ. “Các bác sĩ nói mẹ không có bệnh gì nghiêm trọng, thỉnh thoảng bị nhức đầu, chóng mặt thôi. Chỉ cần ăn uống, bồi bổ là không sao”. mẹ không quên khoe số thuốc đang cầm trên tay: “các bác sĩ bộ đội còn cho mẹ cả thuốc bổ, thuốc đau đầu, đau bụng… để mang về nữa”.

Đợi tới lượt vào khám, ông Huỳnh Ngang (thôn Rơ Môm) bộc bạch: “Ở đây, bà con chúng tôi nhờ bộ đội nhiều lắm! Bộ đội hướng dẫn cho làm ăn, còn chăm lo sức khỏe cho bà con dân bản nữa. Đau ốm, tới bệnh xá điều trị bộ đội không lấy tiền. người già ốm không tới bệnh xá được, các bác sĩ tới tận nhà khám, chẳng nề hà”.

Trong câu chuyện với Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Việt Hà, Trưởng ban Quân y, Phòng Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh, những kỷ niệm của hơn 12 năm cùng những bác sĩ quân hàm xanh lặn lội về với bà con dân bản cứ thế hiện về. “vui vì bà con rất tin tưởng, dành cho chúng tôi những tình cảm quý mến, tin tưởng. bà con mình nhiều nơi còn vất vả quá, rất ít khi được tiếp cận với dịch vụ y tế. Nhiều người có bệnh nhưng vì không có điều kiện nên không dám đi điều trị. Tôi còn nhớ mãi đợt đi Hồng Bắc năm ngoái, theo lịch trình là đội ngũ y bác sĩ quân dân y kết hợp sẽ khám bệnh và cấp thuốc cho 350 người ở đây, nhưng khi đoàn đến, Trạm y tế xã chật kín người. Khi gọi tên theo danh sách của xã thì đa số những người có tên trong danh sách đều đến cả nhà, nhiều người không có tên cũng đến nhờ khám. Trời đã chập choạng tối, nhưng nhiều người vẫn cố nán lại để được khám. Thấy vậy, chúng tôi quyết định ở lại thêm một ngày để khám cho bà con có nhu cầu”, bác sĩ Hà tâm sự.

Những thầy thuốc quân y đã làm việc như thế, những buổi làm việc hết “công suất”, nhiều buổi khám quên cả đói. Tuy mệt, nhưng các anh luôn cảm thấy hạnh phúc với tình cảm và sự tin tưởng của đồng bào.

Cánh tay nối dài của các trạm y tế xã

Từ năm 2010 đến nay, chương trình kết hợp quân dân y đã điều trị cho trên 2.500 lượt bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh xá Đoàn 92 thường xuyên khám, điều trị, cấp cứu cho nhân dân trên địa bàn khi có nhu cầu.

Chương trình kết hợp quân dân y với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở các vùng trọng điểm quốc phòng – an ninh, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ chương trình này, nhiều trạm y tế xã ở miền núi được đầu tư sửa chữa, bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. Vừa qua, Trạm Y tế Hồng Thủy (huyện A Lưới) được đầu tư hơn 70 triệu đồng, Trạm Y tế Thượng Long (huyện Nam Đông) được đầu tư 200 triệu đồng… Đội ngũ y, bác sĩ quân dân y còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế thôn bản về kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu những trường hợp khẩn cấp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Đại tá Võ Đức Hưng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết: Mục tiêu của chương trình kết hợp quân dân y là phát huy tối đa năng lực của cả quân y và dân y trên địa bàn, đẩy mạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bộ đội và Nhân dân. Để công tác đi vào chiều sâu và thực hiện thực sự có hiệu quả, hằng năm, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đến tận các cơ quan, đơn vị cơ sở. Bên cạnh việc chăm lo sức khỏe cho đồng bào ở các xã miền núi, vùng biên… những năm qua, đội ngũ quân y của Bộ CHQS tỉnh cùng với Đội 192 (Đội quy tập mộ liệt sĩ ở Lào) tiến hành thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hai tỉnh nước bạn Lào là Sêkông và Salavan.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩa tình quân - dân

Lực lượng vũ trang tỉnh triển khai nhiều hoạt động kịp thời, thiết thực giúp dân cả về vật chất và tinh thần, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân về hình ảnh người lính Cụ Hồ, thắt chặt hơn tình đoàn kết quân - dân, giữ vững thế trận lòng dân...

Nghĩa tình quân - dân
Thắt chặt tình đoàn kết quân dân

Những ngày cuối năm, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 968 (Quân khu 4) hành quân về với xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) để thực hiện công tác dân vận. Dù thời tiết không thuận lợi nhưng bằng trách nhiệm và quyết tâm cao, các anh đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân và thực hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực.

Thắt chặt tình đoàn kết quân dân
Nghĩa tình quân dân

Kịp thời ân cần thăm hỏi, động viên, trao những suất quà cho người dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp bà con yên lòng chống chọi với mưa, lũ… là những điều mà chúng tôi ghi nhận được từ tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh.

Nghĩa tình quân dân
Tình quân dân trong mùa mưa bão

Màu xanh áo lính luôn có mặt ở những nơi hiểm nguy để giúp đỡ, hỗ trợ Nhân dân đã trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi mùa mưa bão tại Thừa Thiên Huế. Với bản chất kiên cường, dũng cảm của người lính, các anh đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi giúp bà con vượt qua những khó khăn trong thiên tai.

Tình quân dân trong mùa mưa bão
Màu áo lính nơi biên cương

Những ngày tháng 5 năm 2023, doanh trại Đoàn Kinh tế Quốc phòng (KTQP) 92, Quân khu 4 ở vùng biên A Lưới bừng sáng lên gam màu mới. Từ sở chỉ huy Đoàn đến các phòng, ban cơ quan, đội sản xuất đâu đâu cũng rạo rực khí thế quyết tâm thi đua mừng ngày truyền thống.

Màu áo lính nơi biên cương
Return to top