ClockChủ Nhật, 13/10/2019 18:03

Thăm vườn cam Nam Đông

TTH.VN - Cam là một trong những cây trồng chủ lực, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Nam Đông. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây cam, huyện Nam Đông đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng, mang lại thu nhập khá cao.

Sản phẩm chủ lựcCông bố nhãn hiệu tập thể “Cam Nam Đông”

Ngày 4/10, cam Nam Đông đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”.

Sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Cam Nam Đông” gồm: quả cam tươi; cây cam giống; dịch vụ mua bán.

Việc công bố nhãn hiệu tập thể "Cam Nam Đông" sẽ giúp người dân trong vùng dự án tăng thu nhập bền vững từ sản phẩm địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa.

Hiện nay, huyện Nam Đông có gần 130ha cam, trong đó 75ha đã cho sản phẩm, trung bình mỗi ha cho năng suất khoảng 200 tấn. Với giá cam hiện nay, người dân Nam Đông thu về khoảng 400 triệu đồng/ha.

Theo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Đông, năm 2019, dự ước sản lượng năm sẽ đạt 15.000 tấn. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát triển thêm 200 đến 250ha cam.

“Trong số các địa phương, xã Hương Hòa là nơi có diện tích lớn nhất, khoảng 80 ha. Sau khi được cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” chúng tôi đang tập trung vào khâu quảng bá và truy xuất nguồn gốc bằng việc đăng ký mã QR code. Sắp tới, chúng tôi sẽ thành lập 3 cửa hàng chuyên giới thiệu đặc sản Nam Đông, trong đó cam là sản phẩm chủ lực tại Huế. Hiện, cam Nam Đông vẫn chưa có đầu mối bao tiêu sản phẩm, nhưng hiện nay luôn được tiêu thụ hết trên thị trường thông qua các kênh bán lẻ. Trong đề án phát triển du lịch đến năm 2025, những vườn cam sẽ là những địa điểm du lịch nằm trong các tour tuyến đến Nam Đông”, ông Trần Công Thành, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Đông cho hay.

Cùng Thừa Thiên Huế Online ghé thăm và trải nghiệm, thưởng thức cam Nam Đông tại những khu vườn của nông dân:

Mùa này, cam Nam Đông đang vào vụ thu hoạch

Hiện nay, Nam Đông đã trồng được 4 loại cam khác nhau

Trong đó, giống cam xã Đoài được trồng và bước đầu thích hợp với thổ nhưỡng...

...còn giống cam Vinh với đặc điểm dị tật quả đôi ở phía trong giúp phân biệt với các loại cam khác

Đến Nam Đông, dưới sự hướng dẫn của chủ vườn, du khách được vào vườn thoải mái khám phá

Mỗi người chọn cho mình loại cam yêu thích​...

Thưởng thức cam ngay tại vườn

Ngọt, thơm cam Nam Đông​

Tại những ngôi chợ ở Nam Đông, cam là sản phẩm không thể thiếu...

...và người dân địa phương đang tự hào về nhãn hiệu tập thể “Cam Nam Đông”

Khánh Nhật (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Tốt gỗ tốt cả nước sơn

Quan niệm các sản phẩm thủ công truyền thống giá rẻ đã trở nên lạc hậu khi hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt tay nâng tầm thương hiệu, mẫu mã các sản phẩm thủ công hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp.

Tốt gỗ tốt cả nước sơn
Có thương hiệu hẵng bàn đến thị trường

Một sản phẩm hay dịch vụ muốn trở thành hàng hóa, gia nhập thị trường đòi hỏi phải có xuất xứ, được chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu rõ ràng. Nhiều sản phẩm “nguyên bản” của Huế đã và đang được bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để ra khỏi “ao làng”, vươn đến các thị trường rộng lớn hơn.

Có thương hiệu hẵng bàn đến thị trường

TIN MỚI

Return to top