ClockThứ Năm, 19/07/2012 14:45

Tháng 7 - tháng “Đền ơn đáp nghĩa”

TTH - Tháng 7 đối với những người hoạt động cách mạng, đặc biệt đối với những người hoạt động trong phong trào đô thị luôn có nhiều cảm xúc. Tháng của đền ơn đáp nghĩa, tháng nhìn về quá khứ với bao trăn trở...

Mới đây, tôi có dịp đến thăm ông Phan Nam, nguyên Chủ tịch UBND TP Huế, một cán bộ lão thành cách mạng, tham gia cướp chính quyền ở Huế năm 1945, được Tỉnh ủy phân công về Huế những năm 1947, 1948 móc nối, tổ chức lực lượng ở Huế chuẩn bị cho tổng phản công năm 1950. Trong chống Mỹ cứu nước, là người ra vào thành phố như con thoi, tiếp xúc nhiều cơ sở và được nhiều cơ sở trong thành phố bảo vệ, ông dồn mọi sức lực còn lại để chứng minh, làm rõ những cống hiến mà bà con thành phố đã đóng góp. Cùng suy nghĩ và hành động như ông Phan Nam là ông Nguyễn Thọ Hường, nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà, cũng là người nhiều năm gắn bó với phong trào đô thị... Càng già các bác càng khỏe ra, song hành cùng với những số phận đã được làm rõ, được giải quyết chính sách.

 

“Cách mạng miền Nam ai làm nấy biết”, cũng chính đặc thù này, số phận chính trị của những người hoạt động đơn tuyến đôi lúc trở thành bi kịch. Khi viết đến đây, tôi sực nhớ hồi ký của ông Tư Minh, nguyên Phó bí thư Khu ủy, Chỉ huy trưởng chiến dịch xuân 68 Trị Thiên Huế, trong buổi làm việc với Bác Hồ. Ông Tư Minh báo cáo cùng Bác: Sau chiến dịch anh em bị lộ nhiều, phải ra rừng rất đông. Bác hỏi: Có còn người ở lại không? Ông Tư Minh thưa: - Dạ, còn. Ra độ một nửa, một nửa ở lại thành phố, một con số không nhỏ. Chú Phan Nam, chú Thọ Hường vẫn đang mày mò cho một nửa còn lại đó. Thật đáng kính trọng”.

 

Gần đây, những người công tác ở B14, BC20, CT 2 (Bí danh cơ quan Thành ủy Huế trong kháng chiến) thành lập Ban liên lạc tổ chức gặp mặt hàng năm trong dịp 26-3, 19-8, tổ chức cho đồng đội thăm lại chiến khu, mừng thọ những người đã trên 80 tuổi, chia sẻ nhau những lúc gia đình gặp hoạn nạn. Và có lẽ, một trong những hoạt động thiết thực nhất là Ban liên lạc đã về thăm các đồng đội ở tận Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông từ trước đến nay chưa liên lạc được... Nhiều anh chị em còn quá nhiều khó khăn, giải phóng đã mấy mươi năm mà vẫn chưa gượng dậy được. Trong những năm lại đây, bằng sự đóng góp của đồng đội, Ban liên lạc đã trợ cấp cho khoảng 10 anh chị em, mỗi người mỗi tháng một triệu đồng. Nhiều người rất xúc động khi biết, từ lúc có quỹ này, anh Lê Phương Thảo đã ủng hộ trên 150 triệu đồng.

 

Không riêng gì B14, những hoạt động tương trợ, truyền thống diễn ra khắp nơi với Ban liên lạc cánh Bắc, cánh Nam Huế, phong trào đô thị... Trong các lực lượng công an, quân đội... Tình cảm cách mạng luôn keo sơn, ấm cúng.

 

Hải Lê

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Đậm chất riêng với nhà… container

Những năm gần đây, xu hướng xây dựng nhà ở, văn phòng, quán cà phê bằng container đang dần trở nên phổ biến. Mô hình này trở nên hấp dẫn, lý tưởng bởi chi phí xây dựng phải chăng và tính linh động cao.

Đậm chất riêng với nhà… container
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Return to top