ClockThứ Tư, 06/07/2016 14:05

Thành công trên vùng sỏi đá

TTH - “Biến sỏi đá thành cơm” là câu nói mà người dân xã Lộc Hòa (Phú Lộc) “gắn” cho gia đình ông Đỗ Đãi, một điển hình nông dân giỏi ở địa phương đã vượt khó đi lên bằng hai bàn tay trắng.

Ông Đãi vừa tậu 6 con bò lai về nuôi ở vườn nhà

Cái khó ló cái khôn

Ấn tượng khi bước vào “lãnh địa” của gia đình ông Đãi bên đồng Lầy Mới, thôn Nam Khe Dài là vùng đất đầy sỏi và đá. Vậy mà không hiểu sao ông Đãi quy hoạch, sắp xếp trước nhà có vườn tiêu xanh tốt, hàng trăm gốc chè, cam, ổi; cùng hệ thống ao hồ nuôi cá nước ngọt và đan xen những khóm chuồng trại nuôi lợn nái, lợn thịt đến cả trăm con.

Vợ chồng ông Đãi trước đây ở thôn Miêu Nha (Lộc Điền) thuộc diện nghèo khó. Năm 1984, vợ chồng dẫn nhau lên Lộc Hòa làm thuê, đốt than, đi mây kiếm sống. Rồi cuộc sống đưa đẩy, ông Đãi tìm đến triền đồi thuộc đồng Lầy Mới (bây giờ gọi là Bắc Khe Dài) để lập nghiệp. Những năm tháng ở đây, vợ chồng ông làm đủ việc, nhưng cái nghèo cứ đeo bám. Con cái vì thế cũng không có điều kiện để học đến nơi đến chốn... Không lẽ để gia đình nghèo mãi, ông Đãi nhiều đêm không ngủ vắt tay lên trán suy nghĩ. “Cái khó lại ló cái khôn”, ông Đãi bàn với vợ khai hoang phục hóa triền đồi mà gia đình đã sở hữu để làm vườn theo cách “lấy ngắn nuôi dài”. Trồng rau, trồng sắn giải quyết cuộc sống trước mắt rồi tính đến quy hoạch trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Từ những bước đi chập chững ban đầu, vợ chồng lần lượt xây dựng các mô hình mới, đào ao nuôi cá kết hợp với làm vườn, trồng các cây củ quả ngắn ngày; nuôi heo, nuôi bò để lấy chất thải làm phân, thức ăn cho cá...Đặc biệt lúc này, hướng nuôi bò của gia đình thuận lợi vì có đồng cỏ rộng. Đều đều, mỗi năm 1 mẹ sinh 1 con. Cứ thế mà bán, gom góp lại rồi đầu tư vào vườn, mở rộng thêm quy mô sản xuất theo hướng VAC. Đồng vốn của vợ chồng ông Đãi kiếm được xoay như “chong chóng”. Cái tên Đỗ Đãi lúc này không còn nằm trong danh sách hộ nghèo của xã. Người dân trong vùng “tâm phục khẩu phục” cách mà ông Đãi thoát nghèo bên triền đồi chỉ có sỏi và đá.

Dẫn tôi dạo quanh vườn, ông Đãi thực tình: “Khuôn vườn này thành điển hình chăn nuôi sản xuất ở Lộc Hòa cũng nhờ người con trai đầu lòng, Đỗ Tý rời quân ngũ trở về vào năm 2007. Tý đã đứng vào hàng ngũ của Đảng khi đang ở quân đội, hiện là Bí thư Chi đoàn thôn Nam Khe Dài. Tý mê lao động và cái gì đã quyết là nghiên cứu, học hỏi làm đến nơi đến chốn”

Sức trẻ

Từ mô hình kinh tế gia đình đang trên đà phát triển, Tý vạch thêm những kế hoạch làm kinh tế mang tính chiến lược. Ban đầu, anh quy hoạch lại vườn tạp thay thế hồ tiêu mà chính anh tự đi xin giống của bà con trong thôn về tự ươm, tự trồng và chăm bón. Sau cây tiêu, anh đã lập phương án đầu tư hệ thống đưa nước từ các khe cạnh hồ Truồi vào vườn với khoảng cách gần cả cây số. Có được nguồn nước dồi dào, anh cùng bố chỉnh trang, nâng cấp đê đập 4 hồ cá, diện tích khoảng 2.500m2, thả cá chép, mè, rô phi một năm hai lứa.

Theo lời ông Đãi, bao nhiêu năm khó khăn vất vả trước đây, giờ bản thân không còn lo nghĩ nhiều về cơm áo gạo tiền, gia đình có của ăn của để. Hiện vườn tiêu gia đình phát triển xanh tốt, hơn 200 gốc đã ra quả bói, hứa hẹn mang đến nguồn thu đáng kể cho gia đình trong thời gian đến. Cùng việc đầu tư cá, lợn, vườn tiêu, năm 2012, gia đình đã gom số tiền kha khá đầu tư thêm 3 ha rừng đang trồng keo, tràm ở gần Đôộng Tranh, thôn An Hà (Lộc Hòa). Đó là tài sản ông Đãi dành cho anh Tý làm vốn sau này khi lập gia đình.

Ông Đãi cho biết, gia đình đang tính bán đàn bò cỏ hơn 10 con để đầu tư nuôi 6 bò lai vì nuôi bò cỏ bây giờ ở Lộc Hòa không hiệu qủa vì không còn đồng cỏ và cấm thả rong. Đã mất công chăm sóc thì nuôi bò lai, theo hướng công nghiệp kép kín mới hiệu quả. Tính sơ, nếu nuôi 6 bò lai, mỗi năm đẻ một lứa, khoảng 4 năm sau đàn bò mẹ, con đua nhau đẻ sẽ lên hàng chục con. Theo giá như hiện nay, mỗi con bê lai mua từ Thanh Hóa, Nghệ An từ 20-25 triệu đồng thì cũng kiếm được cả trăm triệu đồng.

Chỉ vài năm nữa, vợ chồng ông Đãi sẽ có những nguồn thu lớn từ các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi vững chắc. Đó là thành quả của một gia đình biết vươn lên bằng ý chí, nghị lực và khát vọng làm giàu chính đáng.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
Return to top