Thành viên LHQ kêu gọi bình đẳng giới tính trong việc chọn Tổng thư ký mới
TTH.VN - Hãng Reuters ngày 12/9 đưa tin, 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi tăng cường sự minh bạch và bình đẳng giới tính trong việc lựa chọn Tổng thư ký LHQ nhiệm kỳ tiếp theo.
Lá cờ của LHQ tại trụ sở chính ở New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Nghị quyết kêu gọi xuất hiện khi nhiều quốc gia phương Tây nhận định, đây chính là thời điểm cho một người phụ nữ lên nắm tay lái của LHQ.
Tổng thư ký LHQ hiện nay, ông Ban Ki-moon đến từ Hàn Quốc sẽ ở lại văn phòng cho đến hết ngày 31/12/2016. Ứng viên tiếp nối vị trí này sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2017. Chiến dịch lựa chọn nói trên dự kiến nóng lên vào đầu năm tới.
Người đứng đầu của LHQ được bầu chọn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc và sự đồng thuận của 10 thành viên hội đồng khác, cũng như của Đại hội đồng LHQ.
Đại sứ LHQ Matthew Rycroft của Anh hoan nghênh bản nghị quyết và nói rằng, "Vương quốc Anh muốn nhìn thấy một quá trình mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên.”
3 nữ ứng viên được đánh giá tốt cho vị trí này gồm có: bà Irina Bokova hiện đang giữ chức Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO); bà Kristalina Georgieva, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU); và cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark.
Trong một động thái liên quan, Nga khẳng định mong muốn người lãnh đạo tiếp theo của LHQ đến từ Đông Âu. Được biết, tất cả 8 Tổng thư ký LHQ trong 70 năm qua đều là nam giới.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & BBC)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn