ClockThứ Tư, 25/07/2018 11:24

Thấp và thấp hơn

TTH - Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Kiên Giang, Bình Thuận vừa được Báo Du lịch (thuộc Tổng cục Du lịch –Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) điểm danh là những tỉnh thành có nhiều khách du lịch nhất trong nửa đầu năm 2018. Cùng nằm trong các địa phương có lượng khách tăng trưởng từ 10,7% đến gần 60% còn có Đồng Tháp, Quảng Bình.

Chưa có bến thuyền du lịch Vạn NiênDu lịch cộng đồng gắn với làng nghề: Cần mô hình mẫuLữ hành Huế chưa vì lợi ích chung

 

Có thể là thống kê này chưa đầy đủ, song tôi vẫn khá hụt hẫng khi không thấy tên của Thừa Thiên Huế. Với lượng khách đạt trên dưới 2,38 triệu lượt với mức tăng trưởng đến 36,36% trong cùng thời gian, chúng ta hẳn nhiên cũng nằm trong bảng tổng sắp này. Cũng xin được nhắc lại một lần nữa đây là những con số cho thấy những nỗ lực trong lĩnh vực du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì những điều này cũng mới chỉ là nguồn tham khảo, khi mà chất lượng không hiện diện ở con số mà ở tỷ trọng doanh thu đến từ mức chi tiêu của khách du lịch ở mỗi điểm đến.

Trong tương quan này, tổng thu của TP. Hồ Chí Minh là 62.600 tỷ đồng; 39.212 tỷ đồng thuộc về Hà Nội; Khánh Hòa 16.116 tỷ đồng; Đà Nẵng gần 14.000 tỷ đồng và Quảng Ninh đạt gần 13.000 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ du lịch mà Thừa Thiên Huế là 2.274 tỷ đồng.

Con số được công bố bởi báo cáo thường niên du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch được thực hiện vào ngày 5/7 cho thấy, mức chi tiêu bình quân của khách có nghỉ đêm tại Việt Nam là 1.171,3 USD/lượt (trong đó khách đến từ châu Á: 995,7 USD/lượt, châu Âu: 1.295,3 USD/lượt, châu Đại Dương: 1.791,1 USD/lượt, châu Mỹ: 1.525,1 USD/lượt; chi tiêu bình quân của khách tham quan trong ngày là 144,6 USD/lượt). Tìm nguồn thông tin, chúng tôi thấy mức chi tiêu của khách quốc tế là 6,82 triệu đồng/ngày (báo điện tử Tổ quốc ngày 11/7/2018), ở Khánh Hòa là 2,24 triệu đồng/ngày (một số lượng lớn khách đến địa phương này từ Trung Quốc). Chi tiêu bình quân một khách nội địa du lịch tại Đà Nẵng là 2,84 triệu đồng/khách và ngày lưu trú bình quân của khách nội địa ở đây là 2,9 ngày/khách là một thông tin tham khảo khác.

Chúng tôi chưa có con số về mức chi tiêu của khách quốc tế khi đến Thừa Thiên Huế, nhưng báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách tại Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa VII cho thấy mức chi tiêu bình quân của du khách trên địa bàn vẫn chưa cao, chỉ đạt 1,2 triệu đồng/khách (con số này ở năm 2017 là 1 triệu đồng) và ngày lưu trú/khách giảm từ 1,84 trong 2 năm 2016 và 2017 xuống còn 1,76).

Tạo một sự chuyển biến ở lĩnh vực này khi chúng ta đang thấp và thấp hơn các địa phương trọng điểm về du lịch rõ ràng cần nhiều động lực hơn bên cạnh những vấn đề chính yếu là cơ chế, giải pháp và mức độ quan tâm của chính quyền...

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top