Thế giới đồng loạt lên án các vụ tấn công man rợ
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon và các nhà lãnh đạo từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha … đang cực lực lên án các cuộc tấn công "man rợ" xảy ra hôm 26/6 tại cả 3 nước Pháp, Kuwait và Tunisia, đồng thời tuyên bố những kẻ có liên quan phải đối mặt với công lý.
Nhân viên cứu hộ và y tế Tunisia vận chuyển thi thể của nạn nhân xấu số sau vụ xả súng hàng loạt ở khu nghỉ mát Sousse - Ảnh: AFP
Các nhà lãnh đạo LHQ và Mỹ dẫn đầu một diễn đàn quốc tế thể hiện sự phẫn nộ và lên án một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Pháp, Kuwait và Tunisia hôm 26/6 làm hàng chục người thiệt mạng.
Nhà Trắng bày tỏ tình đoàn kết giữa các quốc gia cùng với tuyên bố "chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố" và cung cấp cho cả 3 nước "bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào". Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được thông báo về các cuộc tấn công trải dài khắp châu lục, xảy ra vào ngày cầu nguyện trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đồng loạt lên án các vụ tấn công "ghê tởm", cam kết sẽ duy trì một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa khủng bố man rợ.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và nhà đồng cấp Tunisia, ông Beji caid Essebsi bày tỏ sự đoàn kết trước "hiểm họa" của chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng tuyên bố tăng cường an ninh lên mức cao nhất có thể trong vùng Lyon, nơi xảy ra vụ tấn công vào nhà máy khí đốt.
Thủ tướng Tunisia Habib ESSID tuyên bố, nước này sẽ đóng cửa khoảng 80 nhà thờ Hồi giáo bị buộc tội kích động bạo lực, trong một phản ứng mạnh mẽ sau cuộc tấn công ở bãi biển khiến 39 người thiệt mạng.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy là một trong những người đầu tiên phản ứng trước tin tức về các cuộc tấn công tại Pháp. "Những hành động man rợ sẽ phải đối mặt với sự đoàn kết giữa các nhà dân chủ," ông viết trong một tin nhắn trên Twitter.
Tây Ban Nha, quốc gia có chung biên giới với miền tây nam nước Pháp đã nhanh chóng nâng mức cảnh báo khủng bố từ mức trung bình lên mức cao.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định, các cuộc tấn công "cho thấy những thách thức chúng ta phải đối mặt khi nói đến cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan".
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron gọi các cuộc tấn công là kết quả của "hệ tư tưởng lầm lạc".
Người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini kêu gọi, “thế giới Ả Rập và châu Âu hãy chung sống trong thống nhất. Người Ả Rập, người châu Âu, người Hồi giáo, người không theo Hồi giáo, chúng ta đang cùng nhau trên cùng một thuyền.”
Người đứng đầu EU Donald Tusk nói rằng, các cuộc tấn công ở Tunisia không chỉ gây ảnh hưởng cho khách du lịch nước ngoài, mà còn tác động đến "an ninh của toàn khu vực và sự an toàn của châu Âu trong thời gian dài."
Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã mô tả Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) như "một căn bệnh ung thư" và kêu gọi phá hủy các trại huấn luyện của chúng.
Thủ tướng Canada Stephen Harper cho biết, ông "rất buồn và tức giận” và đã dành cả ngày hôm qua để tìm hiểu về các cuộc tấn công khủng bố nói trên.
Chính phủ Argentina, Mexico và Brazil cũng nằm trong số những quốc gia lên án mạnh mẽ các vụ tấn công.
Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz có nhận định xa hơn, khi nói về một "cuộc đấu tranh giữa thế giới văn minh và sự man rợ của các phần tử thánh chiến.”
Các giáo sĩ Hồi giáo cũng lên án các cuộc tấn công khi nói rằng, chúng đã gây thiệt hại “không kể xiết” cho hình ảnh của Hồi giáo.
Hôm qua 26/6, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố xảy ra tại 3 nước Pháp, Tunisia và Kuwait. Trong đó, một thi thể nạn nhân bị chặt đầu được tìm thấy tại một nhà máy khí đốt của Mỹ ở miền đông nam nước Pháp. Trong khi ở Tunisia, các tay súng giết chết ít nhất 39 người tại một khu nghỉ mát trên bãi biển thường xuyên thu hút khách du lịch châu Âu. Và ít nhất 25 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát mà các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) IS đã tuyên bố thực hiện tại Kuwait.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP, BBC & Reuters)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
- Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đất (03/03)
- Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19 (03/03)
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân