Thế giới Thế giới
Thế giới năm 2016 - Những sự kiện đáng quan tâm
TTH.VN - Theo dự đoán, năm 2016 thế giới sẽ phải đối mặt với thảm kịch ở Syria và Yemen, dòng chảy không ngừng những người tị nạn vào châu Âu, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán ở phía đông Trung Quốc và phía tây nước Mỹ, và tiếp tục các vụ tấn công mạng bất ngờ trên cả cấp độ nhà nước và doanh nghiệp . Và rất nhiều điều đáng lo ngại mà các hội nghị thượng đỉnh sẽ phải cố gắng để đối phó.
Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề lạc quan hơn để quan tâm, có thể sẽ có ít chiến tranh hơn trong năm 2016. Và trong khi hai miền Triều Tiên không có khả năng thống nhất, tình hình đảo Síp lại khả quan hơn. Cuộc bầu cử ở 2 trong số những quốc gia/tổ chức hàng đầu thế giới - ở Mỹ và Liên hợp quốc - có khả năng sẽ lần đầu tiên có lãnh đạo là những người phụ nữ.
Bầu cử ở Mỹ
Dự đoán về các hoạt động trên chính trường Mỹ trong 12 tháng tới là một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý, trong đó, cuộc đua vào Nhà Trắng - vốn đã gây nhiều tranh cãi trong giới truyền thông nhiều tháng qua – hiển nhiên sẽ chiếm ưu thế.
![]() |
Cuộc đua vào Nhà Trắng – một trong những sự kiện quan trọng năm 2016. Ảnh: Express |
Theo kết quả thăm dò của các hãng tin CBS News và New York Times công bố hồi tháng 12/2015, hơn 1/3 số cử tri Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho tỷ phú Donald Trump trong cuộc đua trở thành đại diện của đảng này trong cuộc đua tới chức Tổng thống Mỹ năm 2016, bất chấp nhiều phát ngôn gây tranh cãi thời gian qua.
Về phía Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua nội bộ đảng này với tỷ lệ ủng hộ 52%, hơn 20 điểm so với ứng cử viên đứng thứ 2 là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders với 32%. Trong khi đó, cựu Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley chỉ giành được 2% sự ủng hộ.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 4/11 năm nay, và chắc chắn sự lựa chọn cuối cùng sẽ vang dội khắp thế giới.
Liệu Anh có rời khỏi EU?
Mặc dù là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng trong năm 2015, mối quan hệ giữa Anh và EU rơi vào giai đoạn đầy khó khăn trước vấn đề của khủng hoảng nhập cư và sự không hài lòng về cách thức điều hành của EU. Trước những bất đồng đó, liệu nước Anh liệu có rời bỏ EU trong thời gian tới?
Trong bối cảnh hiện nay, nếu Anh ra khỏi EU thì đây sẽ là trở ngại lớn, khi khối này đang cần sự gắn bó chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh đối phó với nhiều vấn đề như: khôi phục kinh tế, giải quyết việc làm, người nhập cư, nguy cơ khủng bố… Hồi đầu tháng trước, Thủ tướng David Cameron khẳng định Anh sẽ chỉ ở lại EU khi khối này thực hiện những biện pháp cải cách “nghiêm ngặt”, và yêu cầu của ông Cameron đã nhận được sự hậu thuẫn của các nước trong khối với nỗ lực để tránh kịch bản nước Anh phải rời khỏi EU tại Hội nghị thượng đỉnh EU trong ngày 17-18/12 vừa qua.
Theo tờ The Guardian, London dự định sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc nước này có tiếp tục là thành viên của EU nữa hay không trước năm 2017, và chiến dịch vận động bỏ phiếu về vấn đề này sẽ được khởi động trong tháng 1 năm nay.
Thể thao
Năm 2009, khi thủ đô Rio của Brazil giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic 2016, đây được coi là một dấu hiệu tốt để quốc gia này nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, sự việc không hoàn toàn như kỳ vọng.
Khi Thế vận hội đang đến gần, lo lắng về việc liệu các địa điểm có kịp sẵn sàng để hoạt động đã được thay thế bởi những lo lắng về những vấn đề khá nghiêm trọng như vụ bê bối tham nhũng ngày càng lan rộng, vấn nạn Doping, suy thoái kinh tế... dẫn đến những lo ngại về doanh thu bán vé.
Tại Pháp, giải vô địch bóng đá châu Âu – Euro 2016 lần đầu tiên được mở rộng từ 16 lên 24 đội, sẽ phải diễn ra dưới sự kiểm soát an ninh gắt gao sau các vụ tấn công kinh hoàng tại Paris hôm 13/11. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu lạc quan khi có khả năng nhiều người hâm mộ vẫn đến tham dự sự kiện này bất chấp nỗi lo khủng bố.
Cơ hội thống nhất đảo Síp
Vấn đề đảo Síp đã trải qua hơn 40 năm với rất nhiều cuộc đàm phán mà chưa đạt được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, trong một cuộc họp năm ngoái, lãnh đạo hai phía đối lập là cộng đồng là người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận đột phá về một số vấn đề gai góc trong tiến trình đàm phán tái thống nhất hòn đảo phía đông Địa Trung Hải này và xem năm 2016 như là cơ hội tốt nhất cuối cùng để chấm dứt sự chia cắt dân tộc vốn đã kéo dài lâu nay.
Những người Síp gốc Hy Lạp ngày càng nhận thấy rằng, việc thống nhất đất nước sẽ mang lại nhiều lợi ích, còn nếu không củng cố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dễ thôn tính miền Bắc. Trong khi đó, những người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ cũng tin rằng, một nước Síp đoàn tụ sẽ cho họ một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Với sự ủng hộ của EU, cả 2 bên đều đang tham gia vào các cuộc đàm phán căng thẳng hướng tới tầm nhìn chung về một đảo Síp thống nhất, nắm lấy cơ hội để đạt những bước tiến rõ rệt cho một giải pháp toàn diện có lợi cho cả 2 cộng đồng.
Liên hợp quốc (LHQ) sẽ có tổng thư ký mới
Đến cuối năm 2016, LHQ sẽ có một tổng thư ký mới, và có cơ hội đó sẽ là một phụ nữ, cho dù điều này dường như không tạo ra bất kỳ sự khác biệt thực sự nào cho thế giới.
Việc bầu chọn tổng thư ký LHQ lần này sẽ công khai dưới sự giám sát của công chúng, được hỗ trợ bởi hàng trăm các tổ chức phi chính phủ - những tổ chức đang đề xuất một danh sách chính thức các ứng cử viên cho vị trí này, cùng với danh sách của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký mới dự kiến sẽ có nền móng quyền lực lớn hơn và có nhiệm vụ độc lập, không còn phụ thuộc quá nhiều vào một số thỏa thuận hậu trường kém minh bạch, The Guardian cho biết.
Ở giai đoạn này, thông thường sự ủng hộ sẽ giành cho một ứng viên từ phía đông châu Âu, hoặc một phụ nữ. Một số cái tên hội đủ cả 2 tiêu chí trên, trong đó có 2 người Bulgaria: Tổng giám đốc Unesco – bà Irina Bokova, và Phó Chủ tịch phụ trách ngân sách và nguồn nhân lực của EU Kristalina Georgieva, cũng như cựu Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusić. Tuy nhiên, dù là ai đi nữa, thì đây chắc chắn sẽ là một năm quan trọng trong lịch sử của LHQ.
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU