Thể thao trong nước

Thế hệ châu lục

ClockChủ Nhật, 04/02/2018 11:32
TTH - Có thể gọi tên những cầu thủ U23 Việt Nam vừa lập kỳ tích tại giải U23 châu Á là “ thế hệ châu lục” của bóng đá Việt Nam. Lần đầu tiên bóng đá Việt Nam đi tới trận chung kết của giải bóng đá châu Á. Chiến tích kỳ diệu ấy nằm ngoài sự tưởng tượng của nhiều người và cũng không biết bao giờ người hâm mộ bóng đá nước nhà lại được sống trong những ngày đẹp như thế...

Thủ tướng: Nhân rộng bản lĩnh, ý chí U23 Việt NamFox Sports Asia: "U23 Việt Nam xoá đi sự tự ti của bóng đá ASEAN"Tự hào những người hùng U23 Việt NamCuồng nhiệt cùng trận chung kết với U23 Việt NamCố đô Huế cổ vũ U23 Việt Nam với khí thế hừng hực

Các chiến binh áo đỏ, tóc xanh phủ đầy tuyết trắng đã làm nên lịch sử. Ảnh: Internet

Như phim “bom tấn”

Hành trình của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á có thể ví như một bộ phim “bom tấn”. Đạo diễn tài năng chính là HLV Park Hang-Seo và các cầu thủ chính là những diễn viên xuất sắc. Họ đã chơi một giải đấu với tất cả sức lực và tinh thần quả cảm để từ chiến tích này đến chiến tích này trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.

Từ một đội bóng không được đánh giá cao, thậm chí chỉ được xem là “kẻ lót đường” ở bảng D với các đội tuyển U23 Hàn Quốc, Australia và Siria; U23 Việt Nam đã thi đấu quật cường, tiến bộ qua từng trận đấu và giành chiếc vé thứ 2 của bảng D vào tứ kết. Những chiến thắng nghẹt thở trên chấm 11m trước hai ông lớn của bóng đá châu Á là Iraq và Qatar của U23 Việt Nam thực sự là những trận thư hùng đáng nhớ không chỉ riêng bóng đá Việt Nam mà cả bóng đá châu lục. Đó là những cuộc rượt đuổi tỷ số ngoạn mục; những bàn thắng đẹp như mơ. Nhưng trên hết đó là tinh thần thi đấu của các cầu thủ U23 Việt Nam, những người đã giành chiến thắng. Họ đã biết vượt qua những nghịch cảnh, đứng trên những điểm yếu để đánh bại những đội bóng mạnh hơn về thể lực, thể hình và cả khả năng chuyên môn.

Nhưng ngoạn mục nhất, “bom tấn” nhất chính là trận chung kết lịch sử trên mặt sân Thường Châu phủ đầy tuyết trắng, dưới cái lạnh 0 độ C. Ở đó, các chiến binh áo đỏ, tóc xanh phủ đầy tuyết trắng đã chơi một trận đấu sống mái với U23 Uzbekistan đến 120 phút. Và phút 119 định mệnh, U23 Việt Nam đã bị thủng lưới. Bàn thắng đến vào phút cuối trận đấu quá nghiệt ngã và cũng đầy tức tưởi cho những nỗ lực của Nguyễn Quang Hải và các đồng đội. Nhưng như chúng tôi đã nói, hành trình của U23 Việt Nam như  một bộ phim “bom tấn” . Nếu U23 Việt Nam thắng thì đã quá tuyệt vời rồi và ai cũng mong chờ điều đó; nhưng trận thua như trận chung kết chiều 27/1 trên một sân đấu băng giá như thế đã là một kịch bản phim quá hoàn hảo...

Có một chị bạn của tôi ít khi quan tâm đến bóng đá. Nhưng trong những ngày qua chị đã thay đổi niềm đam mê của mình. Sau trận chung kết U23 châu Á, chị viết trên facebook: “Lần đầu tiên trong đời được coi một trận chung kết cúp châu Á có Việt Nam. Lần đầu tiên trong đời coi trận đá bóng trên lớp tuyết dày, dưới cơn mưa tuyết, một đội mới sinh ra đã thấy tuyết, một đội ở xứ quanh năm nóng. Cũng lần đầu tiên thấy facebook có tiếng nói chung: Các em đừng buồn, dù sao các em đã vô địch trong lòng người hâm mộ!”

Tình cảm HLV Park Hang - Seo dành cho học trò đã xóa bỏ mọi khoảng cách. Ảnh: Internet

Quả ngọt và hành trình phía trước

Sau chiến tích rực rỡ của U23 Việt Nam, trên một số tờ báo và nhất lã trên mạng xã hội đã có những người nhắc nhớ đến ông bầu Đoàn Nguyên Đức của Hoàng Anh Gia Lai, người đã có những kế hoạch táo bạo để nâng tầm cho bóng đá Việt Nam. Học viện HAGL Arsenal JMG đã cho ra lò lứa cầu thủ đầu tiên đó là Xuân Trường, Công Phượng, Văn Thanh, Hồng Duy... Những người đã góp mặt trong đội tuyển U23 Việt Nam.

Nhưng không chỉ có Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức mà những lò đào tạo khác  như Hà Nội, Viettel, Sông Lam Nghệ An, VPF... đều cho ra những “sản phẩm” tốt như Quang Hải, Đức Huy, Văn Đức, Bùi Tiến Dũng...

Thành công của U23 Việt Nam cũng phải kể đến một quá trình chinh chiến của các cầu thủ trẻ qua các giải U19 châu Á năm 2014, 2016 hay World Cup U20 2017. Những cái tên như Nguyễn Quang Hải, Bùi Tiến Dũng (trung vệ), Bùi Tiến Dũng (thủ môn), Đoàn Văn Hậu, Hà Đức Chinh... đều là những cầu thủ đã tham gia World Cup U20. Những đấu trường lớn này đã giúp cho các cầu thủ trẻ Việt Nam nâng cấp về chuyên môn, về kinh nghiệm trận mạc và cả ý chí thi đấu...

Trong nghi lễ chào cờ trước mỗi trận đấu. Quốc ca Việt Nam vang lên, ông Park nghiêm cẩn đặt bàn tay lên trái tim của mình. Không nhiều HLV nước ngoài có hành động đẹp và thiêng liêng như ông. Đó là tình yêu mà ông dành cho Việt Nam và cũng là cách ông truyền nhiệt huyết cho các cầu thủ. Đó cũng là một cách lý giải vì sao chỉ mới cầm quân đội tuyển U23 Việt Nam mới trong vòng  chưa đầy 2 tháng mà ông đã biến các cầu thủ thành những chiến binh, đội bóng thành một khối thống nhất. Ông đã làm cho những điểm yếu của đội tuyển Việt Nam như thể lực, tâm lý thi đấu, cự ly đội hình thành những điểm mạnh...

Nhìn ông Park tôi cứ hay nghĩ về Ngài Ferguson của MU, nhất là những hành động ông thể hiện trên sân có gì đó rất giống Sir Alex. Ông không phải là dạng HLV ngồi trầm ngâm trên băng ghế kỹ thuật mà luôn vận động, hò hét để chỉ đạo cho các cầu thủ trên sân. Theo HLV Park Hang- Seo thay đổi chiến thuật lớn nhất mà ông áp dụng cho U23 Việt Nam và thành công là đổi sơ đồ chiến thuật từ 4 sang 3 hậu vệ. Điều này khắc phục được những bất lợi về thể hình của cầu thủ.

Sau VCK giải U23 châu Á, HLV Park Hang- Seo còn dẫn quân tham dự 2 giải quốc tế lớn trong năm, đó là Asian Games tại Indonesia với U23 và AFF Cup cuối năm cùng đội tuyển quốc gia. Trong đội hình hiện tại của U23 Việt Nam dự VCK U23 châu Á 2018 có tới 8 tuyển thủ đã tham dự giải đấu này 2 năm trước. Như vậy là gần một nửa đội đã có được kinh nghiệm chinh chiến giải châu lục. Nửa còn lại thậm chí còn có được một trải nghiệm quí giá hơn là những cầu thủ trẻ đã giành vé dự giải U20 thế giới và chính những cầu thủ này sẽ là lực lượng nòng cốt tham dự giải đấu châu lục 2 năm tới. Đó là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào những thành tích đột phá trong tương lai.

Hơn thế nữa, những chiến binh U23 Việt Nam sẽ là nòng cốt cho bóng đá Việt Nam trong 10 năm tới. Chính họ sẽ lĩnh trách nhiệm để chinh phục các danh hiệu ở khu vực và tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới ở đấu trường châu lục...

PHI TÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đâu phải “buông” thì không tiếc

Năm năm trước, đội bóng đá trẻ U23 Việt Nam dự ASIAD 18 tại Indonesia và lọt vào bán kết và sau đó xếp hạng tư chung cuộc. Trong các lần tham dự ASIAD, đây là thành tích tốt nhất của bóng đá nam Việt Nam. 5 năm sau, tại ASIAD 19 ở Trung Quốc, đội tuyển U23 Việt Nam đã sớm phải khăn gói về nước ngay từ vòng đấu bảng.

Đâu phải “buông” thì không tiếc
Cơn đau đầu dễ chịu

Chỉ 10 ngày sau khi giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2023, các cầu thủ tuyển U23 Việt Nam lại bước vào một giải đấu mới, khó khăn hơn và nếu chiến thắng cũng vinh quang hơn nhiều. Đó là vòng loại Giải Bóng đá U23 châu Á năm 2024 được tổ chức ngay trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ).

Cơn đau đầu dễ chịu
Giữ lại cúp vàng

Phải đến lượt sút phạt luân lưu thứ 6, tuyển U23 Việt Nam mới vượt qua được tuyển U23 indonesia, qua đó bảo vệ thành công danh hiệu vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á đã giành được trước đó 1 năm ở Campuchia.

Giữ lại cúp vàng
Dạy trẻ theo triết lý thuận tự nhiên

Mong muốn các thế hệ tương lai có nền tảng ngoại ngữ vững chắc từ sớm, chị Nguyễn Thị Phương Nam đã dành nhiều tâm huyết với phương pháp giáo dục mới cho trẻ mầm non theo triết lý thuận với tự nhiên. Đề án này đã đoạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

Dạy trẻ theo triết lý thuận tự nhiên
Return to top