ClockThứ Hai, 23/07/2012 05:45

Thế hệ trẻ tri ân những anh hùng liệt sĩ

TTH - Đến thăm nghĩa trang liệt sĩ trong những ngày đầu tháng 7, chúng tôi thấy ấm lòng. Bởi những "ngôi nhà" của các anh ngày được đầu tư xây dựng khang trang, thoáng đãng. Thế hệ trẻ hiện đang xem việc chăm sóc phần mộ liệt sĩ như một lời tri ân đến thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương cho nền độc lập dân tộc.

Những ngày này, ở các nghĩa trang đang khẩn trương chuẩn bị hoàn thiện công trình tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ. Trong khói hương trầm mặc, chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự gấp gáp hối hả của những người thợ khi họ muốn đảm bảo tiến độ và sự bền vững của công trình. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng, đẹp và chu đáo hơn. Việc đầu tư xây dựng các công trình đền ơn đáp nghĩa  trên địa bàn tỉnh là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, được các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương và nhân dân hưởng ứng. Từ năm 2008 đến nay, các địa phương cùng sự đóng góp của các cấp các ngành, 90 công trình nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi danh và đài tưởng niệm được sửa chữa chu đáo với tổng kinh phí trên 41 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã quy tập trên 31.000 mộ liệt sĩ đưa về an táng tại 65 nghĩa trang liệt sĩ và gia đình quản lý chăm sóc tại nghĩa trang gia tộc.

 

Thế hệ trẻ dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Ảnh: T.Ninh

 

Đa số nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng trên những khu đất rộng rãi, thoáng mát và thiết kế trang nghiêm, có cây bóng mát, có tường bao, có quản trang trông coi… Vẫn những hàng bia mộ lớp lớp chạy dài như những đoàn quân ra trận thuở nào, các anh bình dị yên nghỉ trên mảnh đất từng in hằn vết tích chiến tranh. Các nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương đều được các trường học nhận chăm sóc. Nhất là, các đoàn thể nhân dân và lực lượng vũ trang thường xuyên đến thắp hương tưởng nhớ, sửa sang và quét vôi lại từng ngôi mộ, biến nghĩa trang liệt sĩ thành một công trình văn hoá mang đậm truyền thống dân tộc. Ông Trần Viết Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Xuân (Hương Trà) cho biết: “Địa phương thường xuyên có kế hoạch vận động nhân dân cung cấp mọi nguồn tin để tìm kiếm hài cốt liệt sĩ chiến đấu hy sinh trên các chiến trường. Ngoài nguồn quỹ của cấp trên hỗ trợ, nhân dân đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, ngày công với mong muốn được xây dựng, sửa chữa các phần mộ, nhà bia ghi danh cho liệt sĩ để mái nhà của họ luôn ngăn nắp, ấm cúng”.

 

Theo chân đoàn lãnh đạo tỉnh đến thăm nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền (Phong Điền), cũng là nghĩa trang lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích trên 22ha. Nghĩa trang này được hình thành từ năm 1978, là nơi yên nghỉ của 3562 liệt sĩ từ mọi miền đất nước đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trên chiến trường của các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Những khu được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Gặp những quản trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẩn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Nhưng, họ ấm lòng vì nơi các anh đang ở rất khang trang thể hiện sự tôn vinh của toàn dân tộc đối với thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Ông Phan Ngọc Châu, Trưởng phòng Lao động TB&XH huyện Phong Điền trao đổi: “Trong vòng 5 năm trở lại, từ các nguồn, huyện Phong Điền đã đầu tư trên 10 tỷ đồng sửa chữa nâng cấp một số  hạng mục của nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền như xây nền võ mộ, công trình hồ sen, tháp chuông, trống, cổng tam quan… Ngoài các công trình lớn như Đền liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, còn có 8 nghĩa trang cấp xã với 1308 mộ liệt sĩ được đầu tư xây dựng, sửa chữa chu đáo. Đây là những công trình tâm linh vô cùng quan trọng và có ý nghĩa, nên chúng tôi luôn giám sát để đảm bảo chất lượng và sự bền vững của công trình”.

 

Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH nhấn mạnh: “Để bảo đảm tính tôn nghiêm ở khu vực nghĩa trang liệt sĩ, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm đến công tác chăm sóc, tu bổ và bảo vệ, giữ cho nghĩa trang liệt sĩ luôn xanh - sạch - đẹp. Thế nên, nhiều công trình đền ơn đáp nghĩa có qui mô lớn, cảnh quan đẹp của tỉnh sẽ là những địa chỉ văn hoá để góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tình nguyện, tham gia đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp sức trẻ cùng hệ thống chính trị thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Dấn thân vào những việc mới, việc khó
Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới

Là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, Bí thư Đoàn xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) Hồ Xuân Hoàng gương mẫu và tiêu biểu với nhiều mô hình, sáng kiến hiệu quả.

Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Return to top