Thế giới

Thế kỷ 21 - thời của “châu Á hoá” thế giới

ClockChủ Nhật, 06/10/2019 18:50
TTH - Ở thế kỷ 19, thế giới đã được “châu Âu hóa”. Đến thế kỷ 20, nó chuyển sang được “Mỹ hóa”. Và hiện nay – thế kỷ 21, là thời của “châu Á hoá” thế giới, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ.

Nga khẳng định vai trò của châu Á trong nền chính trị quốc tếChâu Á có thể hưởng lợi khi tận dụng công nghệ vào giáo dục và đào tạo nghề

Yangon, trung tâm thương mại của Myanmar. Ảnh: Malaysiatourism

Châu Á đang tăng trưởng nhanh chóng. Là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, khu vực này đã tăng mức thu nhập từ thấp lên trung bình chỉ trong một thế hệ. Đến năm 2040, dự đoán khu vực này có khả năng tạo ra hơn 50% GDP thế giới và có thể chiếm gần 40% lượng tiêu thụ toàn cầu.

Nghiên cứu mới của Viện toàn cầu McKinsey cho thấy, trung tâm lực hấp dẫn toàn cầu đang dịch chuyển về phía châu Á. Ngày nay, khu vực này có tỷ trọng toàn cầu về thương mại, vốn, con người, kiến ​​thức, giao thông, văn hóa và tài nguyên ngày càng tăng.

Châu Á hiện chiếm khoảng 1/3 thương mại hàng hóa toàn cầu, tăng từ khoảng 1/4 của 10 năm trước. Trong cùng khoảng thời gian này, thị phần khách du lịch hàng không toàn cầu đến đây đã tăng từ 33% lên 40% và tỷ lệ dòng vốn vào khu vực đã tăng từ 13% lên 23%.

Những dòng chảy này đã thúc đẩy sự tăng trưởng ở các thành phố châu Á. Khu vực này là nơi có 21 trong tổng số 30 thành phố lớn nhất thế giới và 4 trong số 10 nơi được viếng thăm nhiều nhất. Và một số thành phố của châu Á hiện đang nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Tại Yangon, trung tâm thương mại của Myanmar, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực tri thức tổng cộng đạt 2,6 tỷ USD trong năm 2017, tăng từ mức gần như bằng 0 vào năm 2007.

Đáng chú ý, không chỉ có dòng chảy bên ngoài được truyền vào châu Á. Một mạng lưới nội bộ năng động cũng đang thúc đẩy tiến độ tăng trưởng khu vực. Khoảng 60% tổng thương mại hàng hóa của các quốc gia châu Á diễn ra giữa các nước trong khu vực, được tạo điều kiện bởi các chuỗi cung ứng châu Á ngày càng hội nhập. Dòng vốn đầu tư và tài trợ quốc tế cũng đang tăng lên, với hơn 70% nguồn vốn khởi nghiệp châu Á đến từ trong khu vực. Dòng khách du lịch, với 74% các chuyến du lịch ở châu Á được thực hiện bởi chính người dân châu Á, cũng góp phần thúc đẩy hòa nhập khu vực.

Điều làm cho các dòng chảy này hoạt động là sự đa dạng của châu Á. Trên thực tế, có ít nhất bốn “nhóm” châu Á, mỗi nhóm ở một giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, và đóng một vai trò riêng biệt trong sự tăng trưởng của khu vực trên toàn cầu.

“Nhóm” đầu tiên là Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực. “Nhóm” thứ hai là các nước châu Á tiên tiến, cũng cung cấp công nghệ và vốn. Với tổng vốn đầu tư nước ngoài là 1.000 tỷ USD, các quốc gia này chiếm 54% tổng số vốn đầu tư vào khu vực trong giai đoạn 2013-2017. Tiếp đến là nhóm các quốc gia mới nổi ở châu Á, bao gồm các nền kinh tế nhỏ mới nổi tương đối đa dạng, không chỉ cung cấp lao động, mà còn có tiềm năng tăng trưởng, nhờ tăng năng suất và tiêu dùng. Cuối cùng là nhóm các nước ở biên giới châu Á và Ấn Độ, có rất nhiều thứ để cung cấp, bao gồm một lực lượng lao động tương đối trẻ và có thể đóng vai trò là thị trường mới cho xuất khẩu trong khu vực. Sự khác biệt giữa bốn “nhóm” châu Á này bổ sung cho nhau, làm cho sự hội nhập trở thành một nền tảng mạnh mẽ cho sự tiến bộ.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Return to top