Thêm 15 tỉ USD chống biến đổi khí hậu mỗi năm
TTH.VN - Các ngân hàng phát triển bao gồm cả Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ viện trợ thêm 15 tỷ USD hàng năm vào năm 2020 để chống biến đổi khí hậu, đưa thế giới đến gần hơn với mục tiêu huy động 100 tỉ USD mỗi năm từ năm 2020, AFP dẫn lời các quan chức ngày hôm qua (9/10) cho biết.
Lãnh đạo các tổ chức ngân hàng trong cuộc họp hàng năm của IMF/WB ở Lima ngày 9/10/2015. Ảnh: AFP
Chỉ còn 2 tháng trước các cuộc đàm phán quan trọng của Liên Hợp Quốc (UN) về khí hậu ở Paris (COP21), các nhà lãnh đạo thế giới vẫn đang vật lộn đểđạt được con số kỳ diệu 100 tỷ USD trong ngân sách để chống lại sự nóng lên toàn cầu và giúp các nước dễ bị tổn thương đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Con số này, đã được thoả thuận trong vòng đàm phán trước đó, được xem như là một vấn đề sống còn trong những năm dài đàm phán nhằmđạt được một hiệp ước cắt giảm carbon toàn diện để cứu hành tinh khỏi những tác động của các thảm họa tiềm tàng do sự nóng lên toàn cầu.
Ngân hàng Thế giới (WB) công bố sẽ tăng nguồn tài chính dành cho các vấn đề khí hậu từ 21% trong tổng số tiền tài trợ lên 28% trong năm 2020, nghĩa là sẽ có sự gia tăng từ mức trung bình 10,3 tỉ USD/năm hiện nay lên đến 16 tỷ USD/năm vào năm 2020.
"Chúng tôi cam kết mở rộng quy mô hỗ trợđối với các nước đang phát triển để chiến đấu với biến đổi khí hậu ", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết trong một tuyên bố. "Khi tiến gần hơn tới COP21, các nước đều đã xác định được nhu cầu cần đến hàng nghìn tỷUSD cho các vấn đề liên quan đến khí hậu. Các Ngân hàng sẽđáp ứng thách thức đầy tham vọng này".
Các quan chức Bộ Tài chính Pháp cho biết, các ngân hàng phát triển khác bao gồm Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ đã thực hiện cam kết tương tự với tổng số khoảng 15 tỷ USD cho ngân quỹ mới.
"Chúng tôi mong đợi rất nhiều từ các ngân hàng đa phương... và họlàm tăng thêm thách thức", Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin nói khi rời cuộc họp về khí hậu quy tụ khoảng 50 quốc gia và các tổ chức tại thủđô Lima của Peru. "Chúng tôi vẫn chưa đạt đến những thoả thuận cuối. Các bước cuối cùng thường khó khăn nhất," ông nói thêm.
Bộ trưởng Sapin chỉ trích các ngân hàng phát triển không đóng góp gì nhiều cho ngân quỹ liên quan đến các vấn đề khí hậu khi các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới gặp nhau ở Lima trong các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới diễn ra tuần này.
"Họ đã không tích cực," ông nói với các nhà báo. "Nếu chúng ta muốn hội nghị Paris đạt được thành công, câu hỏi về kinh phí sẽ chiếm đến 90% sự thành công đó, nếu không muốn nói là 100%".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác thúc đẩy các mục tiêu tài chính về khí hậu.
Một báo cáo mới trong tuần này cho thấy, thế giới chưa đạt được 2/3 quãng đường tiến đến mục tiêu 100 tỷ USD/năm đặt ra hồi năm ngoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính tổng cộng ngân sách tài trợ cho các vấn đề khí hậu trong năm 2014 đạt 61,8 tỉ USD, bao gồm 23,1 tỉ USD từ các chính phủ; 20,4 tỉ USD từ các tổ chức đa phương và 16,7 tỉ USD từ khu vực tư nhân.
Kể từ đầu năm đến nay, một số quốc gia đã cam kết viện trợ nhiều hơn cho vấn đề khí hậu, trong đó có Pháp, Đức và Anh - đưa thế giới đến gần hơn với mục tiêu 100 tỉ USD, mặc dù OECD vẫn chưa cập nhật ước tính của nó.
Tố Quyên (lược dịch từ AFP & Newstral)
- Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19 (07/03)
- Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19 (07/03)
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN (07/03)
- Tổng thống Ukraine ấn tượng với những thành tựu của Việt Nam (07/03)
- Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD (07/03)
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại” (06/03)
- Canada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson (06/03)
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4 (06/03)
-
Nhật Bản sẽ duy trì lệnh cấm du khách nước ngoài để kiểm soát COVID-19
- Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
- California: Cho phép mở cửa trở lại các công viên giải trí từ 1/4
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- Việt Nam kêu gọi Myanmar chấm dứt bạo lực, tìm giải pháp thỏa đáng
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19
- Trái phiếu “chuyển đổi” mang lại cơ hội tuyệt vời cho ASEAN