ClockChủ Nhật, 26/11/2017 07:30

Thị giác, nhưng chưa đủ

TTH - Thành phố trầm tĩnh, thành phố hiền hòa, đến Huế để sống chậm… là những cụm từ người ta thường dùng khi nói về những cảm nhận Huế.

Có thể nhận ra những trạng thái và sắc thái của thành phố mà chúng ta đang sống qua mấy từ gói gọn, nhưng đến từ những cảm quan được thu nhận thông qua những trải nghiệm từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả thính giác, thị giác và có thể là khứu giác và xúc giác nữa.

Tuy nhiên, điều thông thường nhất mà người ta thường dùng khi chỉ về một đô thị, không chỉ bao gồm Huế mà còn nhiều nơi khác nữa đa phần đều bắt đầu từ yếu tố thị giác. Dễ nhận ra nhất là về không gian đô thị mà con người đang hiện diện ở trong nó. Không gian đô thị này phần nào đó đã chi phối cảm quan của chúng ta nhiều hơn những gì mà nó có và đang hàng ngày, hàng giờ tương tác với các vật thể. Tôi không rõ có thể gọi đó là phần vật chất không, nhưng rõ ràng đã được chi phối và kiến tạo rõ rệt nhất của con người. Đây cũng là cơ sở để đánh giá về văn hóa của một không gian đô thị trong tất cả các mối quan hệ của nó. Nhiều hơn, là vai trò chủ thể khách quan trong quá trình giữ gìn, phát triển và cân bằng trong một môi trường sống – môi trường văn hóa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, điều dễ nhận thấy nhất là với vai trò của mình khi phát triển đô thị, người ta thường hay chú ý và đặt nặng vấn đề đến yếu tố thị giác. Ngay cả đối với khách thể, những cảm quan này đa phần cũng được đưa lên hàng đầu trong các nhận xét về một sự phát triển nào đó. Chiều cao của các tầng nhà; hình khối, đường nét của đô thị, mật độ của dân cư và các khu dân cư, các hình thái và hình thức của dịch vụ… luôn được xem trọng. Có lẽ vì thế mà lâu nay, điều này có vẻ như đã trở thành những yếu tố được mặc định đầu tiên, lựa chọn đầu tiên và đặt vấn đề cho xây dựng và phát triển. Đó cũng là căn nguyên của việc thay vì kiến tạo lại là phá vỡ. Nhẹ hơn thì làm hỏng đi những thành tố tự nhiên, cân bằng và hài hòa với cảnh quan tự nhiên vốn có và đang có.

Tôi thích cách đặt vấn đề của ông Huh Kwon – Tổng thư ký ICHCAP châu Á Thái Bình Dương khi ông đưa ra thuật ngữ về việc áp dụng hệ sinh thái âm học – hài hòa cảnh quan và âm thanh khi phát biểu tham luận tại Hội thảo chuyên đề Huế - Gyeongju trung tuần tháng 11 vừa qua. Đặt câu hỏi khi con người sinh ra, trong 5 giác quan thì thị giác được phát triển muộn nhất; khứu giác, thính giác, xúc giác có phải là cảm giác nguyên thủy và bản năng hơn không, điều mà ông Huh Kwon muốn đưa ra tại diễn đàn này là mặc dù được xem là hai môn học cơ bản về nghiên cứu sinh thái âm học và nghiên cứu âm thanh trong không gian đô thị (sinh thái âm học đô thị) nhưng đáng tiếc là gần đây, người ta mới bắt đầu thấy được tính quan trọng của nó. Quan trọng hơn, đối với các đô thị di sản thế giới – nơi đang phải chịu tác động qua lại bởi sự phát triển của đô thị, mật độ dân số, tiếng ồn… cũng chưa được nhận thức tích cực để thay đổi lại những điều đã được (bị) thay đổi. Istanbul – thành phố di sản thế giới tiêu biểu của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nghiên cứu phân tích âm thanh dễ chịu nhất bằng cách đo âm thanh của 200 nơi được du khách yêu thích để làm bản đồ âm thanh của đô thị - ông Huh Kwon cho hay.

Trở lại với Huế, những điều này có vẻ đang còn ổn. Những tác động về âm thanh, kiến trúc hình khối, mât độ cư dân đô thị chừng như chưa ảnh hưởng nhiều đến không gian thành phố, và đó là điều cần tiếp tục được gìn giữ khi kiến tạo sự phát triển trong tương lai. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến phần nào đó về ánh sáng trang trí đường phố như một khía cạnh nhỏ của thị giác. Có lẽ, thành phố Huế cũng cần một cách thức về ánh sáng trang trí ấn tượng hơn, khác biệt hơn thay vì những đường nét chi tiết quá rườm rà, tìm ở đâu cũng được và có vẻ như là nơi để “phô diễn” logo và thương hiệu của doanh nghiệp trong vai trò đối tác của xã hội hóa.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Salmonella và gì nữa?

Hôm qua 22/11, Sở Y tế Khánh Hòa đã có kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm...

Salmonella và gì nữa
Giảm thiểu tổn thất

Cơn mưa rạng sáng ngày 22/3 mang đi cái nắng và sự oi bức của những ngày đang xuân – một hiện tượng mà nhiều người cho rằng thuộc diện cực đoan sớm của thời tiết.

Giảm thiểu tổn thất
Chưa thể “rã băng”

Công suất buồng phòng khách sạn giảm dưới mức 10% là một tỷ lệ “đau thương” đối với hoạt động du lịch của TP. Hồ Chí Minh kể từ tháng 1 đến tháng 2, bao gồm dịp Tết Nguyên đán.

Chưa thể “rã băng”
Return to top