ClockThứ Bảy, 25/11/2017 14:36

Thí nghiệm tạo ra tế bào miễn dịch giết ung thư

TTH.VN - Một liệu pháp miễn dịch vừa mới được phát triển từ các ca bệnh phục hồi "thần kỳ" sau khi bị ung thư có thể được thử nghiệm trên bệnh nhân vào đầu năm tới.

Con chip giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư tấn côngScotland cho phép sử dụng loại thuốc mới để điều trị ung thư phổiLiệu pháp miễn dịch, hướng mới điều trị ung thưSàng lọc ung thưLHQ khẳng định tầm quan trọng của chẩn đoán ung thư sớmESMO thành lập văn phòng nghiên cứu ung thư đầu tiên tại châu Á

Các nhà khoa học Anh vừa tìm ra cách để xác định những tế bào miễn dịch có khả năng diệt ung thư tiềm năng từ máu của người hiến tặng và nhân chúng lên hàng triệu.

Các tế bào bạch cầu trung tính tạo nên hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể chống lại những kẻ xâm lăng từ bên ngoài, được gọi là hệ miễn dịch bẩm sinh.

Chúng được cho là lý do chính khiến một số hiếm những người may mắn tự nhiên loại thải được các tế bào ung thư chết người, dẫn đến các trường hợp "phục hồi thần bí".

 Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để tìm ra các phương thức điều trị ung thư hiệu quả nhất cho hàng triệu bệnh nhân ung thư. Ảnh: Daily Express

Hiện tại, một công ty công nghệ sinh học đang làm việc với các nhà nghiên cứu từ Đại học King của London để chuẩn bị cho những thử nghiệm đầu tiên về liệu pháp điều trị bạch cầu trung tính có thể dẫn tới một cuộc cách mạng trị liệu ung thư.

Alex Blyth, Giám đốc điều hành của LIfT Biosciences, cho biết: "Chúng tôi không chỉ nói về việc điều trị ung thư mà chúng tôi đang tìm kiếm liệu pháp điều trị mà bạn sẽ nhận được mỗi tuần một lần trong suốt 5 đến 6 tuần”.

"Dựa trên các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên chuột, chúng tôi hy vọng sẽ thấy những bệnh nhân trải qua sự thuyên giảm hoàn toàn sau quá trình điều trị”.

"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo ra ngân hàng tế bào đầu tiên trên thế giới về bạch cầu trung tính có khả năng diệt ung thư vô cùng mạnh".

Lợi ích chính của bạch cầu trung tính là các tế bào của người hiến tặng có thể được truyền vào máu cho bất cứ ai mà không sợ bị loại thải quá mức.

Chúng chỉ sống trong cơ thể trong 5 ngày và biến mất trước khi hệ thống miễn dịch của người nhận đã hoạt động đúng cách.

Có một vấn đề là bạch cầu trung tính rất thường xuyên trở nên "mù lòa" đối với ung thư. Một số nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng cho thấychúng không nhận diện ra bào ung thư là "ngoại lai" và thậm chí có thể che giấu khối u khỏi sự phát hiện của các tác nhân khác trong hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, khi chúng nhắm mục tiêu của mình đến ung thư, thì khả năng tiêu diệt của chúng sẽ là trên cả tuyệt vời, tới mức có thể xóa sạch 95% tế bào ung thư trong 24 giờ, theo một thí nghiệm vừa qua.

Chính những bạch cầu trung tính “đặc biệt" này sẽ tạo nên nền tảng của liệu pháp trị liệu mới.

Nhóm nghiên cứu của LIfT đã thu thập hàng ngàn tế bào như vậy bị bỏ đi như một chất thải không mong muốn của các ngân hàng máu và hiện đang kiểm tra khả năng tiêu diệt ung thư của chúng qua các thí nghiệm.

Những tế bào cho kết quả khả quan qua các cuộc thử nghiệm sẽ được nuôi cấy và nhân lên nhiều lần với một quy trình hiện chưa được tiết lộ. Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu cách tăng cường sức mạnh “tìm diệt ung thư” cho các tế bào.

Bạch cầu trung tínhloại thải tế bào ung thư một cách trực tiếp bằng cách tiêu diệt chúng bằng hóa chất hoặc kháng thể, hoặc một cách gián tiếp bằng cách sử dụng các tế bào miễn dịch khác trong cơ thể.

Các thử nghiệm thí điểm, có khả năng bắt đầu vòng một năm tới, sẽ có thể được tiến hành với sự tham gia của từ 20 đến 40 bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy, hoặc có thể là sarcoma mô mềm.

Thế Vĩnh (lược dịch từ News.au.com)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng

Theo tin từ Reuters ngày 5/12, Bộ Nội vụ Anh vừa công bố kế hoạch cắt giảm số lượng người di cư đến nước này bằng các con đường hợp pháp, trong bối cảnh Thủ tướng Rishi Sunak phải đối mặt với áp lực giải quyết số di cư ròng cao kỷ lục.

Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng
Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức

Trong phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AISS) diễn ra tại Anh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, các quốc gia cần hợp tác cùng nhau để hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) một cách đúng đắn để phát triển và triển khai Frontier AI, cũng như định hình các biện pháp bảo vệ nó.

Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức

TIN MỚI

Return to top