Thí sinh thở phào với môn Địa lý
TTH.VN - 11 thí sinh bị đình chỉ thi, 4 thí sinh bị khiển trách
Sáng 3/7, buổi thi thứ năm của kỳ thi THPT quốc gia, có 8966/9125 thí sinh đã đến dự thi, đạt tỉ lệ 98,26% (vắng 159 thí sinh so với hồ sơ đăng ký). Do Địa lý không phải là môn thi bắt buộc, nên lượng thí sinh đi thi sáng nay là thấp hơn rất nhiều so với các môn Toán, Văn và tiếng Anh. Tại cụm thi quốc gia 26 do Đại học Huế chủ trì chỉ có 16/30 điểm thi có thí sinh dự thi trong sáng nay.
![]() |
Cán bộ coi thi đối chiếu; kiểm tra ảnh, thẻ dự thi của thí sinh |
Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu giờ sáng tiếp tục không ủng hộ thí sinh thi tại Huế trong ngày thi thứ ba. Cùng với nhiệt độ ngoài trời nóng hầm hập là tâm lý lo lắng và căng thẳng của người nhà bên ngoài các điểm thi. Tuy nhiên, không khí bên ngoài các điểm thi trong buổi thi thứ năm này đã “giảm nhiệt” nhiều do số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn Địa ít hơn hẳn so với các môn thi trước đó. Tại các điểm thi thuộc cụm thi Đại học Huế, số phụ huynh chờ con cũng không đông như hai ngày trước.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi như Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Trường đại học Y Dược Huế, Trường cao đẳng Y tế Huế... có khá nhiều thí sinh ra sớm trước khi hết giờ làm bài thi môn Địa lý. Hầu hết thí sinh được hỏi đều cho rằng đề Địa năm nay vừa sức, có sự phân loại giữa học sinh thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.
Bước ra phòng thi với vẻ mặt vui vẻ, Đào Thị Phương Linh, quê ở Quảng Bình nói: “Đề Địa khá dễ. Em thích câu hỏi xác định các tỉnh nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc và câu hỏi về thế mạnh phát triển kinh tế biển của Việt Nam, giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức xã hội và kiến thức trong sách để trả lời. Em làm được hết nhưng điểm thì còn tuỳ thuộc vào thầy cô chấm, em đoán mình được 7-8 điểm”.
Chỉ thi để xét tốt nghiệp, Thu Hoài, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Huế), thi tại điểm thi Trường đại học Y Dược Huế nhận xét: “Đề không khó, tính phân hoá cao, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Em thích câu nhắm đến chủ quyền biển đảo vì câu này không chỉ mang tính kiểm tra về kiến thức mà còn là cơ hội để các thí sinh thể hiện nhận thức của mình về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Em làm được 80% và cảm thấy khá tự tin với bài làm của mình”.
Theo báo cáo nhanh của Hội đồng thi Đại học Huế, tình hình tại 16 điểm thi môn Địa lý thuộc cụm thi 26 do Đại học Huế chủ trì, trong buổi thi thứ năm diễn ra an toàn, đúng quy chế. Ở buổi thi này có 11 thí sinh bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi; 4 thí sinh bị khiển trách do nhìn bài bạn. Tình hình an ninh trật tự tại các địa điểm thi được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Ngọc Hà
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục (03/03)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe (26/02)
-
Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
- Học cho mình và cho cả nhà
-
Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Gặp các “nhà khoa học” nhí
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục