ClockThứ Ba, 16/08/2016 05:51

Thị trường lao động đến gần doanh nghiệp

TTH - Thị trường lao động không còn “khát” thông tin về việc làm, đào tạo nghề khi đã xây dựng được kho dữ liệu cung – cầu lao động. Doanh nghiệp, trường nghề và người lao động đã gặp nhau, hạn chế tình trạng đào tạo, học nghề tràn lan không ăn nhập với nhu cầu thị trường lao động.

Khắc phục tình trạng mù thông tin

Chính sách phát triển việc làm được chú  trọng, song nhiều năm qua, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với bài toán thiếu lao động. Trong khi cơn khát lao động có tay nghề và cả lao động phổ thông vẫn không ngừng tăng ở các khu công nghiệp thì tình trạng lao động thất nghiệp, không có việc làm vẫn ở mức cao một phần do các nhà quản lý, cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động chưa gặp nhau.

Người lao động tìm hiểu thông tin thị trường lao động

Chưa xây dựng được hệ thống thông tin thị trường mang tính vĩ mô để định hướng công tác dạy nghề và bố trí việc làm sau đào tạo cho người lao động, các cơ sở đào tạo nghề cứ thế đào tạo theo những gì mình có, đào tạo đại trà, thiếu tính thực tiễn do mù thông tin về thị trường lao động. Nhiều khi nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp một đằng thì các trường, trung tâm lại đào tạo một nẻo. Cung và cầu không gặp nhau dẫn đến tình trạng đào tạo thì nhiều, nhưng sử dụng lại ít, gây lãng phí rất lớn về tiền bạc, công sức và thời gian.

Sau 5 năm xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động có quy mô, các địa phương  thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin cung, cầu lao động tại địa phương. Các ngành liên quan nắm bắt được tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cũng như biến động lao động theo nghề, trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển dụng là cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách việc làm và phổ biến thông tin thị trường lao động. Ông Nguyễn Trọng Tính, Giám đốc Công ty TNHH Tấn Phát (TP. Huế) cho hay: Khi có hệ thống thông tin thị trường lao động, doanh nghiệp sẽ biết được nhu cầu, tình trạng tìm kiếm việc làm, khả năng, trình độ, kỹ năng của người lao động để lựa chọn, tuyển dụng lao động đúng theo yêu cầu của đơn vị”.

Hiện đại hóa, mở rộng thông tin

Mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 20.000 lao động bổ sung và có nhu cầu tìm việc làm. Từ cơ sở dữ liệu về thị trường lao động trong năm năm qua, các ngành đã lồng ghép các chương trình, dự án, doanh số cho vay 32 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho trên 83.000 lao động. Nhiều mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả xuất hiện phù hợp với nguyện vọng của người dân. Nhờ đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 5,1% xuống còn 2,36%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 33% xuống còn 29%.

Doanh nghiệp tham gia phỏng vấn lao động tại Trường cao đẳng công nghiệp Huế

Tại sàn giao dịch việc làm, doanh nghiệp và người lao động gặp nhau dựa trên kết quả điều tra thị trường lao động. Trên 3.600 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả được cung cấp thông tin về nguồn nhân lực. Mỗi năm, người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm bình quân 25.000 lượt, cung ứng trên 2.500 lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh. Các trường nghề chủ động hơn trong việc chiêu sinh, đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động.

Tuy nhiên, hệ thống thông tin về thị trường lao động vẫn còn mang tính góp nhặt, chưa cập nhật đầy đủ và dự báo ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá đặc trưng và biến động của quan hệ cung - cầu lao động để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa đào tạo chung cho toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo. Đặc biệt, thông tin về cầu lao động chưa có cơ chế ràng buộc để các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp một cách cơ bản để có cơ sở dữ liệu cân đối và dự báo.

Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: Trung tâm đang quản lý kho dữ liệu khá hoàn chỉnh về thị trường lao động, từ đó, tổ chức khai thác các dữ liệu về doanh nghiệp, nhu cầu việc làm, tuyển dụng, học nghề. Giai đoạn 2016 -2020, sẽ hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động; đầu tư mở rộng mạng lưới thông tin từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn nhằm phản ảnh kịp thời diễn biến quan hệ cung - cầu lao động.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Return to top