Thị trường than thế giới hướng tới trạng thái cân bằng
TTH.VN - Tờ Jakarta Post ngày 9/6 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Năng lượng & Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Sudirman Said, thị trường than thế giới đang hướng tới một trạng thái cân bằng mới. Theo đó, ngành công nghiệp than của Indonesia, 1 trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu than lớn nhất thế giới được kỳ vọng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
"Việc giảm giá bán than trong vài năm qua giúp bình thường hóa thị trường sau những bất ổn trước đó", ông Sudirman phát biểu trong hội nghị than đá thế giới Coaltrans châu Á lần thứ 21 diễn ra tại Nusa Dua, Bali (Indonesia) hôm qua (8/6).
Một mỏ khai thác than ở Indonesia - Ảnh: INS
Ông Sudirman cho biết, giá than vốn tăng vọt lên trên 100 USD/tấn khiến nhiều nước công nghiệp thu về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn thu được trong thời gian ngắn cũng dẫn đến các hành vi xấu từ doanh nghiệp hoặc các quan chức chính phủ.
"Tình trạng này làm phá hủy môi trường và gây ra các hành vi tham nhũng ở nhiều khu vực trên khắp đất nước", Bộ trưởng nói.
Giá than thấp hiện nay, khoảng 64 USD/tấn, sẽ buộc các nhà sản xuất than thực hiện củng cố nội bộ, tuân thủ pháp luật một cách có hiệu quả và cam kết thực hiện quy trình sản xuất bằng phương pháp khoa học hiện đại.
Trong năm 2014, các khoản thu ngoài thuế (PNBP) từ than của nước này chiếm 81% tổng số PNBP, đạt 2.4 triệu USD.
Ông Sudirman lạc quan rằng những nỗ lực đồng nhất sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường than trong nước. Chính phủ cũng đưa ra chính sách về việc bổ sung các nhà máy điện có công suất 35.000 MW sẽ cung cấp thêm khoảng 60% công suất điện cho các nhà máy sản xuất than.
Bộ trưởng hy vọng chính sách này sẽ làm tăng sản lượng than trong nước từ giữa 80-90 triệu tấn lên 250 triệu tấn trong năm 2019.
Lê Thảo (lược dịch từ The Jakarta Post)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
-
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7