ClockThứ Sáu, 18/01/2019 08:42

Thích ứng và chống chịu

TTH - Trước sự thay đổi phức tạp, khó lường của thời tiết, đây là giai đoạn cần tập trung ưu tiên thực hiện tuyên truyền, cảnh báo, đầu tư các công trình hạ tầng để chủ động thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Chung tay bảo vệ môi trườngCơ hội giảm thiểu biến đổi khí hậu

BĐKH có tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực quan trọng như tài nguyên nước, nông nghiệp, y tế cộng đồng, năng lượng, giao thông vận tải, trong đó, đối tượng chịu tác động lớn nhất là những người có thu nhập thấp, nông dân...

Những năm gần đây, mùa bão diễn ra chậm hơn và sự đổ bộ của bão chuyển dịch xuống phía Nam Việt Nam với cường độ bão gia tăng. Những thay đổi đó cho thấy, các rủi ro đã ảnh hưởng đến người dân ven biển, nhất là hiện tượng nước biển dâng, sau đến mưa to do các cơn bão đổ bộ, gây ra các vụ sạt lở đất lớn ở vùng cao, sạt lở bờ biển.

Nhiệt độ trung bình ở các vùng ven biển miền Trung được dự báo tăng cao và số ngày có nhiệt độ cao hơn 25 độ C sẽ nhiều lên. Biểu hiện thay đổi này diễn ra khá rõ trong năm qua và dự báo trong năm 2019, tình trạng khô hạn, nhiệt độ tăng cao sẽ đạt mức kỷ lục chưa từng có trong vòng hơn 40 năm qua.

Kế thừa nhiều dự án (DA) liên quan đến BĐKH đã được triển khai, DA "Thích ứng và chống chịu với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế" do Quỹ Năng lượng và khí hậu Luxembourg- Bộ Phát triển bền vững và Hạ tầng Luxembourg tài trợ được thực hiện trong thời gian 30 tháng (từ tháng 7/2018-12/2020). Mục tiêu của DA sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ chính nhằm tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với các rủi ro và thiên tai liên quan đến BĐKH ở các xã đầm phá ven biển.

Tuy thường xuyên được nghe nhắc đến BĐKH và sự cần thiết phải thích ứng, song người dân có rất ít kiến thức về sự cảnh báo và các kịch bản về chu trình của BĐKH, các chu trình BĐKH cũng như hệ quả tiềm tàng của BĐKH.

Vì thế, nhiệm vụ thứ nhất của DA sẽ tập trung nâng cao hơn nữa nhận thức và hiểu biết của cộng đồng và chính quyền địa phương về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu rủi ro do BĐKH, nhất là ở các khu vực dễ bị tổn thương nhất và đảm bảo người dân có các kỹ năng ứng phó cần thiết.

Nhiệm vụ thứ hai là hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng hệ thống giám sát và đo lường tác động của BĐKH, theo dõi tiến độ của các can thiệp khác nhau về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; đồng thời chia sẻ hệ thống giám sát, đo lường này với công chúng.

Những nhiệm vụ khác DA tập trung thực hiện là xây dựng các công trình hạ tầng chống chịu và thích ứng BĐKH quy mô nhỏ nhưng với tỷ suất lợi ích, chi phí cao nhất để giúp bảo vệ sinh kế người dân vùng đầm phá khỏi những tác động của bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; đưa giáo dục môi trường và thực hành vào chương trình giảng dạy ở trường tiểu học và trung học cơ sở; xây dựng các phương pháp quản lý, sử dụng vào bảo tồn tài nguyên có sự tham gia của cả cộng đồng, chính quyền.

Một nhiệm vụ được cho khá mới nhưng khả năng đem lại hiệu quả toàn diện, thiết thực cho các bên liên quan và cộng đồng hưởng lợi là thí điểm phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tốt cho sức khỏe. Đây là ngành phát triển mới bền vững đối với khu vực, nhất là tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ gồm: rau, lúa, cây thuốc, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm... đang là thế mạnh.

Mô hình nhiệm vụ này có triển vọng dễ áp dụng rộng rãi, hình thành những vùng cung ứng thực phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ BĐKH. DA sẽ xây dựng một chương trình chứng nhận canh tác hữu cơ và hỗ trợ quản lý sản xuất sau thu hoạch và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. 

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ
Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu
Thích ứng chuyển đổi số để khởi nghiệp

Để thích ứng với thời đại công nghệ số, kinh tế số, bên cạnh sự nỗ lực mỗi hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh có nhiều hình thức, cách làm để giúp hội viên trang bị thêm kiến thức, kỹ năng công nghệ để khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Thích ứng chuyển đổi số để khởi nghiệp
Return to top