ClockThứ Năm, 11/04/2013 14:02

Thiên đường tuổi thơ

TTH - Thiên đường trong tôi là một ngôi nhà nhỏ ở một làng chài ven biển. Đó là một ngôi nhà lợp mái ngói đỏ, khoảng đất trống nho nhỏ phía trước trồng một khóm hoa hồng và một ít hoa đồng tiền, mỗi khi có gió, những cánh hoa khẽ lay lay, mùi hương hoa thơm ngất ngây, vấn vít.

Tôi bập bẹ nói những tiếng nói đầu tiên, chập chững những bước đi đầu đời trong ngôi nhà ấy. Tôi mơ hồ nằm trên một cái nôi được đan bằng mây, khi thì mẹ, khi thì ba, khi lại là ông bà khẽ lắc, cái nôi đung đưa, trần nhà đung đưa. Tôi nghe tiếng mọi người hát những lời ca êm ái, nhẹ nhàng. Tôi nhắm hờ đôi mắt, khẽ khàng đi vào giấc ngủ, sâu dần, sâu dần, không mộng mị.

Hai tuổi, tôi có thêm một đứa em. Tôi nhớ đôi mắt nó lúc ấy to tròn, đen láy, vô cùng long lanh, có chút gì ươn ướt. Đó là một đôi mắt đẹp, một vẻ đẹp trong veo.

Ba tuổi. Mấy chị nhà bên đã đi học, ngày nào tôi cũng chạy qua học ké chút ít. Tôi tập đếm từ 1 đến 10, học một vài chữ cái đơn giản, hát một vài bài hát ngắn và dễ thuộc. Hồi đó, mỗi buổi chiều, lũ trẻ con trong xóm thường tập trung lại chơi nhảy dây. Không phải là loại dây thun tròn nhỏ ngồi nối từng sợi như bây giờ, chúng tôi dùng một đoạn cao su dài, cứng màu đen để chơi. Những tiếng cười đùa văng vẳng không ngớt.

Bốn tuổi. Tôi bắt đầu biết trông ngóng đến khi ba về. Ngày đó, ba tôi làm việc rất xa nơi tôi ở, phải đi bằng ô tô mới đến được, mấy tháng ba mới về một lần. Mỗi lần ba về tôi lại thấy nhiều thứ đồ rất lạ. Đó là chiếc đồng hồ bằng da, chiếc cặp xách, cái máy ảnh (thứ mà lúc đứng trước nó lúc nào tôi cũng cười toe toét để ba bấm máy)... Có lẽ nơi ba làm việc giàu có hơn vùng quê tôi đang sống. Mỗi lần về, ba mua rất nhiều bánh kẹo, lũ trẻ con trong xóm lại đến nhà tôi chơi, chúng tôi vừa ăn vừa đùa giỡn với nhau. Một đứa trẻ 4 tuổi như tôi lúc ấy đã bắt đầu biết hãnh diện - hãnh diện về một người ba đi làm xa.

Năm tuổi. Tôi rời xa ngôi nhà ấy, rời xa miền quê có tiếng sóng vỗ quanh năm, có vị mằn mặn của muối biển để vào sống nơi ba làm việc. Hôm gia đình tôi chuyển đi, có rất nhiều người tới tiễn. Tôi ngồi trên xe ô tô, chọn ghế bên cửa sổ, xe lăn bánh nhanh dần. Tôi ngoái nhìn lại phía sau cho đến khi bóng dáng của những người thân thuộc khuất xa dần và không còn nhìn thấy nữa. Những hàng cây xanh cũng dần lướt qua vai.

Bây giờ, tôi đã 21 tuổi, ngồi hồi tưởng lại những ký ức tuổi thơ, đã nhạt phai đi ít nhiều nhưng sẽ vĩnh viễn không bao giờ tan biến.

Phước Ly
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

TIN MỚI

Return to top