ClockThứ Năm, 29/09/2016 14:22

Thổ Nhĩ Kỳ muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp

Cơ quan an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị kéo dài tình trạng khẩn cấp được ban hành sau cuộc đảo chính ngày 15/7, trong bối cảnh số người bị bắt do nghi liên quan đảo chính lên đến 32.000.

NATO hoan nghênh nỗ lực chống IS của Thổ Nhĩ KỳThổ Nhĩ Kỳ "vùng vẫy" trong khủng hoảng hậu đảo chínhTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp
Một người dân Thổ Nhĩ Kỳ ngăn quân đảo chính trên cầu Bosphorus ở Istanbul đêm 15/7 - Ảnh: AFP

Theo giải thích từ Hội đồng An ninh Quốc gia (MGK) hôm 28/9, việc kéo dài tình trạng khẩn cấp nhằm đảm bảo "bảo vệ nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ, quy định của pháp luật, quyền và quyền tự do của công dân Thổ Nhĩ Kỳ". 

Trước đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng kể từ ngày 20/7, chưa đầy 1 tuần sau vụ đảo chính bất thành khiến hơn 250 người chết và 1.400 người bị thương.

Động thái này đã tạo cơ sở pháp lý cho cuộc bắt bớ lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và các nước trong Liên minh châu Âu phải lên tiếng cảnh báo. 

Các nhà hoạt động cũng cáo buộc Ankara đã làm xói mòn luật lệ bằng tình trạng khẩn cấp, nhưng giới chức Thổ nói rằng biện pháp này là cần thiết để xử trí những người ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen - người bị cho là chủ mưu đảo chính.

Ông Gulen - đang sống lưu vong ở Mỹ, đã phủ nhận cáo buộc này.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag, đến nay đã có 70.000 người bị điều tra do nghi liên quan đến đảo chính và 32.000 trong số họ đã bị bắt.

Trên đài NTV, ông nói có thể sẽ có thêm nhiều người bị bắt nhưng không cho biết khi nào các phiên tòa xét xử những người dính líu đảo chính sẽ bắt đầu.

Ông Bozdag thừa nhận việc đưa ra xét xử hàng chục ngàn người sẽ gây áp lực rất lớn và không thể diễn ra ở một địa điểm duy nhất. Ông cũng nói chính quyền có thể sẽ phải xây thêm tòa án để phục vụ cho việc xét xử. 

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã thả trước hạn 38.000 tù dân sự để lấy chỗ nhốt những người tình nghi tham gia đảo chính.

Truyền thông Thổ đưa tin nhà chức trách nước này đang có kế hoạch xây thêm 174 nhà tù mới trong vòng 5 năm tới với sức chứa 300.000 người (hiện nay sức chứa của các nhà tù Thổ là 200.000 người).

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Câu chuyện chống ngập tại khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) không phải là việc sớm chiều. Song, trước khi bàn đến những giải pháp dài hơi cần tính toán, giám sát việc triển khai, thi công các công trình. Việc này phải đặt trong mối tương quan, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống dân sinh.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2 Chống ngập để phát triển bền vững
Lạm phát dai dẳng gây ra nghèo đói ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trả lời phóng viên, người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, giá của mọi thứ tại nước này đều tăng vọt. Điều này được thể hiện rõ nhất khi giá trà Thổ Nhĩ Kỳ và simit - một loại bánh mì truyền thống - hai món ăn bình dân ở đây đã tăng gấp đôi trong năm qua. Điều này đã và đang ảnh hưởng khá lớn đến đời sống người dân.

Lạm phát dai dẳng gây ra nghèo đói ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tỷ lệ tiêm chủng giảm, COVID-19 giết chết ít nhất 1 người sau mỗi 4 phút

Sau hơn 3 năm, tình trạng khẩn cấp toàn cầu về COVID-19 đã chính thức kết thúc. Tuy nhiên, dịch bệnh này vẫn giết chết ít nhất 1 người cứ sau mỗi 4 phút và các câu hỏi về cách đối phó với virus vẫn chưa được giải đáp, khiến những người dễ bị tổn thương và các quốc gia thiếu vaccine đối mặt với nhiều rủi ro.

Tỷ lệ tiêm chủng giảm, COVID-19 giết chết ít nhất 1 người sau mỗi 4 phút
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top