ClockThứ Năm, 28/10/2010 05:11

Thơ Trần Hữu Lục

TTH - Sinh năm 1944 tại Huế, Trần Hữu Lục là cái tên quen thuộc trong giới sinh viên, trí thức Huế những ngày “xuống đường” những năm thuộc thập niên 1960-1970, sát cánh cùng những tên tuổi Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thái Ngọc San, Nguyễn Đắc Xuân, Bửu Chỉ, Nguyễn Duy Hiền, Đông Trình, Võ Quê… Anh từng là thành viên nòng cốt của Nhóm Việt - nhóm văn học nghệ thuật đối kháng tại miền Nam trước 1975, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản - và Tạp chí Việt (1967-1968), là chủ biên của tập san Thân Hữu (Đại học Sư phạm Huế - 1967) và chủ bút báo Sinh viên Huế (1968)…
Chân dung Trần Hữu Lục (Ký họa của Bửu Chỉ)

Còn nhớ ai đó đã từng ví Trần Hữu Lục là “Giọt Huế lãng du…”, và nhạc sỹ tài hoa xứ Huế Trịnh Công Sơn khi nghĩ về Trần Hữu Lục cũng đã viết: “Thời tuổi trẻ của chúng tôi, gần như đứa nào cũng có chút ít máu lãng du trong người, cứ lên đường và đi. Đi để mà đi chứ không để đến một nơi nào đã định…” Và trong cuộc lãng du miên man ấy, đất Sài thành đã giữ lấy chân anh khi anh du lãng vào đây phụ trách văn nghệ trên nguyệt san Đối diện (1971-1975). Bây giờ Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh đã là quê hương thứ 2 của anh, nhưng anh vẫn không nguôi thao thức về Huế.

Và, nỗi thao thức ấy của anh cứ tràn chảy trong thơ… Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu một vài trong hàng trăm thi phẩm của nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục.
 
Diên Thống (giới thiệu)
 
Huế thu
 
Hai hàng đèn lồng soi lối cũ
Gió thu hiu hắt trên ghế ngồi
Hương hồ thoảng lại mùa hoa sứ
Vườn đêm tí tách tiếng mưa rơi
 
Em hiền hoà làm con sóng vỗ
Nhắn mây thu tím trên bến chiều
Lá trúc vô tình còn ngóng đợi
Và nguyệt cầm nghiêng xuống bến xưa
 
Ngọn đèn lồng bên sông mờ tỏ
Không có em ngày anh trở về
Sóng thầm thì lời yêu còn đó
Mặc cho dòng nước mãi cuốn đi
 
Lặng lẽ mùi hương miền ký ức
Cùng mưa thu từng giọt giọt rơi
Nơi xa ấy biết em còn thức
Như nguyệt cầm Huế vẫn thu xưa
 
(*) NS.Võ Tá Hân phổ thành ca khúc cùng tên
 
 
                                                                          
Từ độ…
                           
Từ độ Thăng Long tiễn đưa công chúa
Hương Giang còn lưu luyến một làn hương
Đoá hải đường gửi sắc hồng lên má
Cát bụi xa xăm nằm lại cuối đường…
 
Từ độ cánh buồm dong ra cửa biển
Châu Ô, châu Rí vọng tiếng khóc Hời
Mười thương câu lý… ai xuôi vạn dặm
Bảy trăm năm sau còn vương dấu hài
 
Từ độ sông đã Hương, núi đã Ngự
Vương triều, phủ chúa mở cõi phương Nam
Lưu dân xa xứ neo thuyền Bến Nghé
Hát câu Nam Xuân thương cảm Huyền Trân
 
Từ độ trái tim xa đập cùng Huế
Bảy trăm năm rồi công chúa về chưa?
Như tượng đài thăm thẳm miền ký ức
Bởi hình hài người đã hoá quê xưa
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Có mùa xuân nơi đó

Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết...

Có mùa xuân nơi đó
Return to top