ClockThứ Ba, 16/12/2014 07:20

Thời gian

TTH - Ông, một nhà nghiên cứu Huế được nhiều người biết tiếng. Bước chân vào con đường học thuật chậm, nhưng chắc. Ông nghiên cứu công trình nào ra công trình ấy. Xuất bản đều, và hầu như rất ít bị phản ứng. Một vài lần cùng đồng nghiệp đến thăm nhà, chúng tôi chắp tay bái phục cung cách làm việc của ông. Mọi thứ ngăn nắp, gọn gàng. Tài liệu nào ở đâu, nhắm mắt, ông cũng có thể lấy được. Các công trình nghiên cứu đều được ông lên kế hoạch từ trước, cái gì làm ngay, cái gì để; cái gì mang tính “thời vụ”, cái gì thuộc loại dài hơi… Cứ như tất cả đều được lập trình sẵn.

Tuổi đã xế chiều, nhưng ông vẫn cứ miệt mài làm việc không ngơi nghỉ. Mới thấy ông xuất bản thêm một công trình nghiên cứu liên quan đến Huế dày hơn 200 trang, lại đã nghe chuẩn bị ra thêm công trình khác cũng độ dày không hề thua kém…

Mới đây gặp ông, hỏi thăm sức khoẻ. Ông vui vẻ cho hay “chưa có vấn đề gì”. Song, ông lại tặc lưỡi lo thiếu thời gian. Nghe ông trò chuyện, tôi mới hiểu tại sao ông lại làm việc miệt mài, cần mẫn đến thế?
Bỗng giật mình ngẫm lại bản thân. Tuổi cũng không còn trẻ nữa mà sao vẫn có lúc chưa thấy tiếc thời gian? Và cũng giật mình khi ngước mắt nhìn chung quanh. Những nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê… Hằng hà sa số những thực khách, ẩm khách vẫn cứ mãi ngồi đồng suốt ngày suốt buổi. Chẳng biết rồi đây có ai trong số họ thảng thốt nhận ra họ đang còn quá ít thời gian?...
Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Sách Huế trong Hội Sách Quốc gia
Return to top