ClockThứ Bảy, 31/08/2019 16:47

Thông báo khẩn ứng phó với Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

Ban chỉ huy PCTT và TKCN vừa gửi thông báo hỏa tốc đến các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa để ứng phó với ATNĐ gần biển Đông.

Áp thấp xuất hiện gần Biển Đông

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hiện nay xuất hiện ATNĐ gần biển Đông cách phía Bắc đảo Lu-dông (Philipines) khoảng 120km về phía Đông Đông Bắc. Dự báo đến 7 giờ ngày 1/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 18,7 độ vĩ Bắc; 118,5 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 770km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Hình ảnh mây vệ tinh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới: phía Đông kinh tuyến 112 độ kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc (được điều chỉnh trong các bản tin dự báo tiếp theo). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Để chủ động ứng phó với ATNĐ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố:

1. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo và diễn biến của ATNĐ; thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai công tác ứng cứu khi có yêu cầu.

3. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia UPSCTT và TKCN.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Return to top