ClockThứ Bảy, 16/02/2019 13:15

Thông điệp từ rác

TTH - Ngày tết, đến thăm nhà một người bạn. Bàn trà đầu xuân xoay quanh chuyện rác. Chỉ là chuyện bên lề nhưng có không ít thông điệp đáng suy ngẫm từ rác.

Hơn 600 người tham gia “Ngày chủ nhật xanh”Mỗi cá nhân, tập thể một công trình, phần việc để Huế thêm xanh - sạch – sángNhặt rác cũng là niềm vuiNhặt rác kêu gọi bảo vệ đầm phá Tam Giang

 

Bắt đầu là những thông tin  được chuyển tải từ một làng chài ven biển miền Trung. Tác hại của rác thải nhựa (túi ni lông) hiện lên rõ nét khi ngư dân kéo lên những tay lưới. Thành quả mà họ thu được từ biển trong từng mẻ lưới, chiếm đến 2/3 là túi ni lông, chai nhựa. Lẫn trong mớ rác ấy là chút ít tôm cá. Hình ảnh ấy gửi đi thông điệp báo động: rác đang xâm lấn lòng biển với những hệ lụy cho nhiều đời sau bởi trong lòng biển, rác thải nhựa chỉ được phân hủy sau khoảng…400 năm.

Cũng về sự bành trướng của rác, một người đang làm việc ở công ty môi trường cho hay, cách đây chừng ba năm, thành phố Huế có lượng rác thải khoảng 250 tấn mỗi ngày. Nhưng bây giờ, chỉ sau ba năm, lượng rác đã tăng lên gần gấp 3, tức khoảng gần 600 tấn mỗi ngày. Riêng trong những ngày giáp tết, mỗi ngày, công nhân công ty môi trường phải dọn dẹp khoảng 650 tấn rác. “Rác đa phần là túi ni lông. Anh em dọn phờ cả người mới hết”, anh công nhân vệ sinh thốt lên, cùng nỗi mệt nhọc dường như vẫn còn khi những ngày tết vừa qua.

Chuyện cũng khiến tôi nhớ đến đống rác cao lút mặt trên tuyến đường hẹp đi qua một ngôi chợ nhỏ trên địa bàn thành phố trong chiều 29 tết. Đống rác to đến nỗi choán hết lòng  đường. Đủ loại rác hỗn tạp, bốc mùi… Khi đêm xuống, dĩ nhiên, đống rác đồ sộ ấy sẽ được dọn đi. Chỉ khác là chúng được dịch chuyển đến một nơi mới, khuất mắt, ở những bãi rác chẳng mấy chốc sẽ quá tải mà việc hình thành thêm một bãi rác mới và xử lý vấn nạn ô nhiễm ở bãi rác cũ luôn là điều nan giải. 

Rác cũng tràn lan hai bên tuyến đường quốc lộ ngang qua những khu dân cư. Có nơi, người dân dựng lên những tấm biển: “Cấm đổ rác. Phạt 1.000.000 đồng”. Nhưng bên dưới tấm biển có tính cảnh báo ấy, rác vẫn chồng chất.

Và một thông điệp nữa, khi đích danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định trong ngày tết đã lên mạng xã hội, sẻ chia nỗi đau về rác khi rác bừa bãi ở tuyến phố đi bộ và cầu gỗ lim bên sông Hương. Những ngày tết, người dân, du khách đến đây để tận hưởng một không gian văn hóa tuyệt đẹp và để lại sau lưng sự nhếch nhác, xấu xí bởi rác. Như chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND tỉnh:  “Nỗi đau về sự nhếch nhác này cũng chỉ là một phần nhỏ, vì chỉ một chốc lát sau nó sẽ được các lực lượng của Trung tâm Công viên Cây xanh, Công ty Môi trường Đô thị dọn dẹp. Nhưng, nỗi đau về một khát vọng vươn lên trong ý thức con người của một xứ sở được coi là có chiều sâu văn hóa là một nỗi đau lớn".

Trước đó, trong cuộc gặp mặt cán bộ nhân viên Báo Thừa Thiên Huế nhân Tết Kỷ Hợi, một trong những thông điệp mà Chủ tịch UBND  tỉnh Phan Ngọc Thọ gửi gắm là trong bước phát triển sắp tới, Thừa Thiên Huế sẽ tạo sự đột phá từ việc thay đổi nhận thức, tư duy. Một trong những  nhận thức cần thay đổi là ý thức bảo vệ môi trường đô thị xanh-sạch-đẹp, không rác thải. “Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; lan tỏa điển hình hay, cách làm tốt. Cùng với đó là triển khai  các giải  pháp đồng bộ, từ phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý…Phải kiên trì theo đuổi, chứ không đánh trống bỏ dùi”, Chủ tịch Thọ nhấn mạnh, về mục tiêu xây dựng thành phố xanh-sạch-không rác mà tỉnh đang phát động, trong đó có chương trình ‘‘Ngày Chủ nhật xanh” đang được triển khai, từng bước lan tỏa.

Một câu hỏi đặt ra là mất bao lâu để thay đổi nhận thức, tiến đến thay đổi hành vi ứng xử của cộng đồng với rác?. Có thể là 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa. Nhưng một khi việc thay đổi nhận thức trở thành chương trình hành động xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì, mục tiêu xây dựng thành phố Huế xanh-sạch-không rác chắc chắn sẽ thành hiện thực.

Niềm tin ấy bắt đầu từ  nỗi trăn trở “máu lửa” của đội ngũ lãnh đạo tỉnh. Từ hình ảnh những người trẻ, dù chưa nhiều, đang lặng lẽ nhặt rác, làm sạch phố phường. Và cả cô con gái của người bạn của tôi. Mấy năm qua, em  không bao giờ mua bánh mì, hay gói xôi đựng trong túi ni lông vào mỗi buổi sáng. Nếu ăn mỳ, con luôn ăn tại quán để khỏi phải đựng nó trong túi ni lông. Trong cặp sách của con luôn có một cái bát và thìa. Khi cần, con sẽ dùng  nó chứ nhất định không đựng thức ăn trong túi ni lông, để giảm thiểu gánh nặng rác thải cho xã hội.

Có lẽ, thay đổi nhận thức, thói quen xấu không quá khó như ta nghĩ. Và việc xóa đi nỗi đau về rác, bắt đầu từ thay đổi ý thức, không phải là điều không thể, khi có tiếng nói chung, dù biết rằng, việc thay đổi không thể trong một thời gian ngắn...

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện

Ngày 22/11 vừa qua, tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện thể thao rất độc đáo và thú vị - Giải Vô địch thế giới về nhặt rác (Spogomi World Cup) với sự tham dự của 21 đội đến từ khắp nơi trên thế giới. Spogomi là từ kết hợp giữa “sport” (thể thao) và “gomi” (tiếng Nhật có nghĩa là rác). World Cup Spogomi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với quy mô trong nước, nhằm khuyến khích mọi người dọn dẹp không gian công cộng.

Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
TP.Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam

Sáng 11/11, UBND TP. Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tập huấn hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Tham dự có lãnh đạo thành phố và hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND 36 phường xã trên địa bàn.

TP Huế tiếp nhận gần 140 bộ thùng phân loại rác từ WWF-Việt Nam
Return to top