ClockThứ Tư, 27/09/2017 20:55
HỘI NGHỊ ĐỐI TÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHỤ NỮ VÀ KINH TẾ:

Thông qua tuyên bố chung về phụ nữ và kinh tế

TTH - Ngày 27/9, Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 (PPWE) tại TP. Huế diễn ra phiên bế mạc và thông qua tuyên bố chung về phụ nữ và kinh tế sau 2 ngày tổ chức. Sáng kiến “Hướng dẫn bao trùm giới trong APEC” của Việt Nam được các đại biểu đánh giá cao.

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nền kinh tế và nhóm công tác APEC700 đại biểu của 21 nền kinh tế tham dự Diễn đàn APEC 2017 tại HuếHuế sẵn sàng cho APEC 2017Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 sẽ diễn ra từ 26 -29/9 tại HuếTăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động APEC tại Huế

Các đại biểu thảo luận tại hội nghị

Kể từ khi thành lập đến nay, PPWE đã chứng tỏ là một cơ chế hoạt động hiệu quả, thúc đẩy thành công các vấn đề phụ nữ trong APEC, đóng góp đáng kể trong việc nâng cao các cơ hội kinh tế của phụ nữ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang có nhiều thay đổi như hiện nay,  công tác lồng ghép nội dung bình đẳng giới và phụ nữ trong nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Từ thực tế này, APEC quyết định tiến hành một cuộc đánh giá độc lập về hiện trạng của PPWE và đưa ra 11 khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động. Với tư cách là Chủ tịch PPWE, Việt Nam đã chủ động dự thảo các nội dung báo cáo trả lời việc thực hiện khuyến nghị để đưa ra bàn thảo với các nền kinh tế. Đồng chủ trì phiên họp này tại Hội nghị với Việt Nam là Mỹ.

Các nội dung chính trao đổi tại phiên họp là việc làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy vấn đề giới xuyên suốt trong tất cả các nhóm công tác của APEC và được lồng ghép trong toàn bộ chu trình dự án của APEC; thảo luận về nhiệm kỳ Chủ tịch PPWE; việc chia sẻ trách nhiệm chủ trì giữa khu vực công và khu vực tư nhân... Văn kiện “Hướng dẫn lồng ghép giới trong APEC” do Việt Nam xây dựng và được thông qua góp phần giải quyết tương đối các vấn đề nêu trong khuyến nghị. Văn bản này đưa ra hướng dẫn về cách thức lồng ghép theo cách tiếp cận lấy công bằng làm trọng tâm và có trách nhiệm giới vào tất cả các chính sách, chương trình, dự án, công việc và kế hoạch hành động của APEC. Hướng dẫn lồng ghép giới kế thừa các nguyên tắc dựa trên Khuôn khổ Hội nhập phụ nữ trong APEC năm 1999. Việc xây dựng Hướng dẫn bao trùm giới trong APEC là một đóng góp thiết thực của Việt Nam trong năm APEC 2017, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các thành viên.

Phần quan trọng nhất của Hội nghị PPWE là thảo luận về văn kiện cao nhất của Diễn đàn, đó là Tuyên bố của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017. Các nội dung của Tuyên bố xoay quanh chủ đề “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi”.

Trao giải kinh doanh thành công trong APEC tại hội nghị

Giới thiệu ẩm thực, âm nhạc, trang phục Việt 

Tối 27/9, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HPDF) tổ chức Đêm Văn hóa “Tịnh Yến: Quyền năng Phụ nữ và Bản sắc Văn hóa" giới thiệu văn hóa ẩm thực, âm nhạc và trang phục Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đêm Văn hóa kết hợp trưng bày và biểu diễn gồm không gian trình tấu thuật hát thính phòng của dân nhạc Huế; trưng bày áo dài tân thời của nhà thiết kế Viết Bảo; giới thiệu, diễn giải về nguyên liệu, sản vật quý được sử dụng trong thực đơn chay cung đình của dạ tiệc. Chương trình dạ tiệc giới thiệu ẩm thực chay của Huế do nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh thực hiện trong sự tương giao giữa cảnh sắc, âm nhạc...

Tuyên bố chỉ ra các vấn đề bình đẳng giới cần ưu tiên giải quyết là: Thu hẹp khoảng cách giới trong tiếp cận việc làm bền vững, tài sản và kỹ năng nhằm tăng cường sự hội nhập kinh tế và tài chính của  phụ nữ; Tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; Nâng cao tỷ lệ đầu tư công trong các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng; Phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ của phụ nữ làm chủ thành doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thúc đẩy vai trò và tiếng nói của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức trong xây dựng và thực thi chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong kỷ nguyên số; Thu hẹp khoảng cách giới trong tiếp cận giáo dục; Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho lao động nữ; Tăng cường các giải pháp về thị trường lao động và tiếp cận việc làm cho lao động nữ v.v.

Mặt khác, Tuyên bố cũng bám sát 5 trụ cột ưu tiên của APEC, gồm: Tiếp cận vốn và tài sản; Tiếp cận thị trường; Tăng cường kỹ năng, năng lực và sức khỏe; Tăng cường sự lãnh đạo, tiếng nói và phát huy tiềm năng kinh doanh của phụ nữ và Tăng cường đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ.

Hội nghị nhất trí thông qua Tuyên bố và sẽ trình lên các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nền kinh tế APEC tại Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế (Hội nghị Bộ trưởng) sẽ diễn ra ngày 29/9/2017. Sau khi được thông qua tại Đối thoại này, Tuyên bố sẽ được trình lên các Nhà Lãnh đạo APEC vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng.

Như vậy, sau hai ngày làm việc, sự kiện chính thức đầu tiên của Tuần lễ Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 đã thành công tốt đẹp. Hai mục tiêu lớn nhất mà Việt Nam đề ra và dành nhiều nỗ lực chuẩn bị công phu đã đạt được, đó là Văn kiện “Hướng dẫn Lồng ghép giới trong APEC” và Tuyên bố của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 được thông qua tại PPWE 2.

Cũng trong ngày 27/9, 2 sự kiện bên lề là Diễn đàn Phụ nữ và Giao thông vận tải do Mỹ phối hợp với Bộ Giao thông Vận Tải Việt Nam chủ trì và Giải thưởng kinh doanh thành công trong APEC do Nga phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, cũng đã được tổ chức thành công.

Hôm nay (28/9), Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 tại TP. Huế tiếp tục diễn ra ngày làm việc thứ 3 với Hội nghị đối thoại công- tư  về phụ nữ và kinh tế (PPDWE) cùng với 2 sự kiện bổ trợ.

Bà Helen Potiki, Trưởng đoàn đại biểu New Zealand:

New Zealand cam kết thực hiện các vấn đề dựa theo tuyên bố chung, như khuyến khích phụ nữ tham gia vào khoa học, kỹ thuật, y khoa… Chúng tôi cũng nghiên cứu về thu hẹp khoảng cách giới để các doanh nghiệp có thể cân bằng tỷ lệ giới đối với việc làm. Bên cạnh đó, New Zealand sẽ đảm bảo có thêm nhiều nhà lãnh đạo nữ, cũng như mở rộng vai trò của nữ giới trong Chính phủ.

Sáng kiến “Hướng dẫn bao trùm giới trong APEC” (Gender Inclusion Guidelines) của Việt Nam rất mạnh mẽ và tôi chúc mừng Việt Nam đã dẫn dắt một sáng kiến hay, thực tế và rất quan trọng. Chúng tôi sẽ ủng hộ và thúc đẩy sáng kiến này.

Bà Williamina Hubert, Ngân hàng Papua New Guinea:

Tôi kỳ vọng nhiều vấn đề sẽ đạt được trong tuyên bố chung lần này, đặc biệt là việc thu hẹp khoảng cách về giới, nâng cao vai trò của phụ nữ. Đối với Papua New Guinea, chúng tôi muốn gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức Chính phủ. Nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở vùng nông thôn, bởi vì đất nước chúng tôi có phần lớn dân số là nữ giới sống trong khu vực này. Đối với APEC nói chung, trở thành nước chủ nhà của APEC là một cơ hội rất tốt cho Việt Nam. Khi các bạn đưa ra những bài thuyết trình ở hội nghị APEC, nữ doanh nhân Việt Nam có nền tảng để vươn ra thế giới, xây dựng và phát triển mạng lưới toàn cầu để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Phong Bình - Thảo Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Return to top