ClockChủ Nhật, 06/10/2019 07:53

Thông tin thận trọng & hành động thận trọng

TTH - Việc một tờ báo thông tin hai cán bộ lãnh đạo cao cấp của TP. Hà Nội “dùng xe công đi ăn sáng” và sự giải thích của người trong cuộc, cho chúng ta thấy một số điều cần làm sáng tỏ và điều chỉnh hành vi trong thực tế.

Xây dựng chính quyền thân thiện & gần dânMở rộng sản xuất nên chọn bước đi thận trọng

Nói như thế bởi địa phương nào cũng có bộ máy lãnh đạo, cũng có xe công. Nên cái chuyện đi ăn sáng bằng xe công có thể diễn ra bất cứ ở đâu. Vấn đề là bản chất của sự việc nó như thế nào mà thôi.

Phóng viên các cơ quan báo chí phỏng vấn nhóm nhạc nước ngoài đến biểu diễn nhân Festival Huế (Ảnh minh họa)

 

Tình huống cụ thể nêu trên mà một tờ báo nêu là có thật, tức là có cán bộ lãnh đạo đi ăn sáng bằng xe công. Nhưng như giải thích của người trong cuộc, thì bản chất không phải như vậy, mà chỉ là trên đường đi công tác ghé vào ăn sáng. Trong trường hợp này, xét về mặt hình thức, có thể hai bên (báo chí và người trong cuộc giải thích) đều đúng. Nhưng xét về bản chất thì không thể hai bên đều đúng như nhau.

Xin đặt ra một giả thiết như sau: một buổi sáng nào đó, một cán bộ của tỉnh Thừa Thiên Huế đi công tác Nam Đông (hoặc A Lưới, hoặc bất kỳ một địa phương nào bằng xe công), họ đi sớm và đến La Sơn ghé vào ăn sáng. Ăn sáng xong tiếp tục lên Nam Đông làm việc. Điều này được phép không? Theo tôi là được, vì nó không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của Nhà nước và của bất cứ một ai. Bản chất của vấn đề là hợp lý. Đi sớm tiện đường ghé ăn sáng, vừa được việc tư vừa được việc công. Trong trường hợp này cũng đi xe công ăn sáng nhưng chẳng ảnh hưởng đến quyền lợi của ai và thậm chí là tốt đẹp cho cả hai. Thế nhưng bỗng dưng trên một tờ báo nào đó xuất hiện một thông tin, tương tự như tin về hai cán bộ lãnh đạo Hà Nội nêu trên, rõ ràng chúng ta thấy báo chí đã phản ánh không đúng bản chất sự việc. Cũng đi ăn sáng, cũng dùng xe công, nhưng không thể hiểu rằng lấy xe công đi ăn sáng. Hiểu như thế là sai về mặt bản chất. Điều quan trọng nhất là trong trường hợp này chúng ta rút ra được điều gì?

Thứ nhất, đã là công luận thì nó có độ lan tỏa rất lớn. Đối với những tờ báo (cơ quan truyền thông nói chung) có uy tín, có thể nó điều chỉnh cả luồng dư luận. Thông tin đúng bản chất sẽ giúp người tiếp nhận hiểu đúng bản chất sự việc; nếu thông tin sai, có thể một cộng đồng rộng lớn tiếp nhận thông tin sai bản chất. Rõ ràng điều này là không tốt. Cho nên, truyền thông những vấn đề có thể ảnh hưởng đến một cá nhân, đặc biệt là những người có chức vụ, theo kiểu như trên, các cơ quan báo chí cần hết sức thận trọng. Để cơ quan báo chí được thận trọng thì nhà báo phải thận trọng, cái mà trong báo giới gọi là đạo đức nghề nghiệp! Hay nói cách khác, báo chí không thể phản ánh hiện tượng mà phải phản ánh đúng bản chất vấn đề. Rất tiếc là không ít thông tin báo chí gần đây theo cái kiểu “giật gân”, thu hút sự tò mò của công chúng chứ không đưa lại bổ ích gì cho cuộc sống.

Tuy nhiên, nhìn ở phía khác - người sử dụng xe công, trong nhiều trường hợp cũng phải hết sức thận trọng. Đã là “công bộc” của dân thì phải gương mẫu, thực thi đúng những quy định đã ban hành. Mỗi hành động, lời nói, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng lớn thì càng phải thận trọng điều này. Những hành động tương tự như vậy, có thể là không xấu, nhưng nếu nó có khả năng tạo ra một sự hiểu lầm nào đó thì chúng ta hết sức tránh. Ví dụ như có một chiếc xe biển xanh đậu nơi ăn sáng ở La Sơn, người dân đâu có biết anh đi công tác ở Nam Đông hay đi đâu. Họ cứ bảo rằng anh lấy xe công đi ăn sáng thì người dân sẽ có cái nhìn lệch lạc về cán bộ. Vậy nên trong trường hợp này cũng hết sức tránh.

Nhìn thông tin “thời sự” như vừa nêu trên, có mấy lời trao đổi như vậy vì trong thời gian qua, những thông tin về sử dụng xe công được dư luận hết sức quan tâm – kiểu như: lấy xe công đi lễ hội, đi chùa chiền, đi du lịch, đi dự tiệc cưới, đi tang lễ… là không ít.

Bài: THANH LÊ - Ảnh: LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Thận trọng nơi công cộng

Đã có nhiều vụ cướp giật tài sản, trộm cắp ở công viên, nơi công cộng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Song, để tình trạng này không tiếp diễn, bản thân mỗi người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình.

Thận trọng nơi công cộng
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Người tốt ở Đông Ba

Những hành động tử tế tại chợ Đông Ba giúp ngôi chợ hơn 124 tuổi ngày càng xây dựng được hình ảnh thân thiện, văn minh.

Người tốt ở Đông Ba
Return to top