ClockChủ Nhật, 27/05/2018 07:52

“Thu giá BOT”: Bộ GTVT tiếp thu, sẽ sử dụng tên gọi phù hợp

Việc của Bộ GTVT hiện nay không cần phải sửa câu chữ, “thu phí” hay “thu giá”, mà nên bắt đầu từ việc chấn chỉnh các dự án BOT...

Chuyển thu phí sang thu giá BOT không thay đổi bản chất thu tiền dịch vụCần đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực Bốt ĐỏHơn 100 đoàn thanh tra, kiểm tra các dự án BOT giao thông

Trước việc dư luận lên án Bộ GTVT về việc dùng từ “trạm thu giá BOT” thay cho “trạm thu phí BOT” với mục đích đánh tráo khái niệm, thậm chí, nhiều nhà ngôn ngữ còn cho rằng “thu giá” là cụm từ không có trong từ điển Tiếng Việt nên từ này vô nghĩa.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ GTVT khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến của người dân và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp.

Từ trạm thu phí....

Trình văn bản sửa “cách dùng từ”

Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết Bộ vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá.

Văn bản nêu rõ, việc chuyển đổi cơ chế quản lý phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.

Đến các trạm thu giá...

Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.

Trạm thu giá Bến Lức.Trong đó, theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật phí và lệ phí của Quốc hội có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Triển khai Luật Phí và lệ phí, Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng lý giải, tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.

Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “Trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.

Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định: “Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp”.

Tên gọi đầy đủ vẫn không ổn

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tên đầy đủ “Trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ” vẫn không ổn.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng phân tích, “trong tiếng Việt, số tiền bạn phải trả cho một dịch vụ bất kỳ được gọi là phí, không ai gọi là giá cả. Bạn sử dụng dịch vụ đường bộ, thì bạn phải trả phí cho dịch vụ này. Mức phí có thể thấp hoặc cao phụ thuộc vào việc giá được ấn định như thế nào”.

Giá được ấn định như thế nào lại phụ thuộc vào văn bản pháp luật có liên quan. “Gọi là “thu phí” thì chắc chắn phải áp dụng Luật phí và lệ phí để xác định giá. Gọi là “thu giá” có tránh được điều này hay không thì chúng ta còn phải chờ xem”, TS Nguyễn Sĩ Dũng phân tích.

Trong khi đó, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách nói của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, sáng 22/5 khi cho rằng, BOT là sản phẩm của "nhiệm kỳ trước".

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí bên hành lang phiên họp Quốc hội chiều 22/5. Ảnh AT.

“Thời gian qua trạm thu giá BOT rất nóng, chưa lúc nào nóng như 2017, nhưng đây là sản phẩm của giai đoạn trước, nhiệm kỳ trước”, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu.

Nhiều người cho đó là hành động thoái thác trách nhiệm, vì trước khi từ Sóc Trăng ra làm Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Thể đã có nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ GTVT, bản thân ông đã ký nhiều dự án BOT, trong đó, tai tiếng nhất là dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) mà đến bây giờ khi bị người dân phản đối, bộ này và các cơ quan vẫn chưa có phương án xử lý rứt điểm.

Vấn đề của BOT không chỉ là tên gọi các “trạm thu phí” hay”trạm thu giá”, mà chủ yếu là những khuất tất của nó. Trong đó bao gồm việc Bộ GTVT cho các chủ đầu tư đặt trạm thu tiền trên những con đường không phải BOT và giá thành đầu tư các BOT cao một cách bất thường; làm đường nọ thu tiền đường kia; sửa chữa đường cũ một chút rồi cho thu phí như đường BOT làm mới; cho thu phí cả đường cũ lẫn đường BOT mới để ép người dân phải đi đường BOT...

Việc của Bộ GTVT và của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hiện nay không cần phải sửa câu chữ, “thu phí” hay “thu giá”, mà nên bắt đầu từ việc chấn chỉnh các dự án BOT.

Do đó, việc của Bộ GTVT và của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hiện nay không cần phải sửa câu chữ, “thu phí” hay “thu giá”, mà nên bắt đầu từ việc chấn chỉnh các dự án BOT, trong đó có những dự án do ông Nguyễn Văn Thể ký khi là thứ trưởng.

Việc cần làm ngay là đưa các trạm thu phí về đặt đúng chỗ (điển hình là trạm Cai Lậy). Sau đó, thuê kiểm toán tin cậy đánh giá mức đầu tư thực tế của các dự án BOT. Khi đã có con số  đầu tư thực được các quy định hiện hành chấp nhận ở các dự án BOT sẽ cho áp dụng "Luật Giá" để tính ra "mức phí" mà người dân phải đóng.

Đó là cách làm minh bạch và sòng phẳng nhất.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế
Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị

Phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng với 5 tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có môi trường cảnh quan sạch, đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Khuyến khích sử dụng dịch vụ ngân hàng số

Sau cuộc đua tăng phí dịch vụ SMS chủ động thông báo biến động số dư tài khoản ngân hàng cách đây không lâu, trong tháng đầu năm 2024, nhiều ngân hàng khác cũng đã thông báo điều chỉnh tăng phí SMS chủ động theo xu hướng chung của hệ thống các ngân hàng.

Khuyến khích sử dụng dịch vụ ngân hàng số

TIN MỚI

Return to top