ClockThứ Sáu, 09/11/2018 13:27

Thu hút đầu tư vào Thừa Thiên Huế: Chậm và ít - Kỳ 2: Lời giải cho bài toán khó

TTH - Để hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước, Thừa Thiên Huế đang quyết tâm triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Cân nhắc chọn công nghệ, nhà đầu tưĐánh giá tác động của NDT đến nền kinh tế Việt NamÁp lực cho hoạt động xuất nhập khẩu

Mấu chốt là con người

Nhiều NĐT thừa nhận, Thừa Thiên Huế rất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, di sản; nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, có hệ thống giao thông đa dạng, có Cảng nước sâu Chân Mây, có sân bay quốc tế Phú Bài... Tuy nhiên, thực tế là số lượng các NĐT đến tìm hiểu về môi trường đầu tư và thực hiện đầu tư còn thấp so với tiềm năng của tỉnh.

Công nhân may tại cụm công nghiệp Hương Sơ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), giai đoạn 2016-2018, Thừa Thiên Huế đã thu hút được 139 dự án (DA) mới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 20 ngàn tỷ đồng, trong đó có 18 DA đầu tư nước ngoài (FDI) chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại, tư vấn có quy mô nhỏ lẻ nên vốn đăng ký thấp, chỉ đạt 21,6 triệu USD (đáng chú ý, có điều chỉnh tăng vốn đầu tư DA Casino Laguna từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD). Lũy tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 100 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,5 tỷ USD.

Nhìn ra tỉnh bạn, chỉ trong hai năm 2016-2017, Quảng Bình đã thu hút 217 DA với số vốn đầu tư trên 17 ngàn tỷ đồng. Năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phép đầu tư cho 102 DA trong nước, 14 dự án FDI với vốn đăng ký 70 ngàn tỷ đồng và 295 triệu USD...

So sánh là khập khiễng, nhưng so sánh để thấy chúng ta không hề thua kém gì về tiềm năng, thế mạnh so với các tỉnh trong khu vực, thậm chí còn nhỉnh hơn nhưng sức thu hút các dự án chưa mạnh. “Tỉnh đã nhìn thấy, nhận diện từ lâu tất cả những hạn chế và đang nỗ lực thay đổi”, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hoàng Việt Trung khẳng định.

Tuy nhiên trước khi làm những cái dài hạn, trước mắt cần cải cách bộ máy, thái độ, năng lực con người. Bởi tất cả những cải cách, xây dựng, mô hình... đều vô nghĩa nếu những nhân sự đang thực hiện việc thụ lý không có năng lực, tinh thần phục vụ, vì sự phát triển chung của tỉnh. Do đó, chúng ta phải thay đổi tư duy, thay đổi theo chiều hướng tích cực", ông Trung góp ý.

Giám đốc Hera Biopharm Phạm Bá Hưng cho hay, sau khi tuyển dụng, công ty phải mất 3 năm để đào tạo nhân lực, vì vậy, nếu muốn thu hút các doanh nghiệp (DN) có hàm lượng chất xám cao, mang lại giá trị gia tăng, tỉnh cần nguồn nhân lực chất lượng. “Đây là bài toán khó cho chính quyền. Do đó, tỉnh phải có chính sách khuyến khích, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên đi học nghề, học ngành kỹ thuật, đi xuất khẩu lao động để tiếp thu “tinh hoa” của các nước rồi quay về làm việc".

Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế Trần Văn Mỹ đề xuất, để kêu gọi các NĐT lớn “đứng chân” tại Thừa Thiên Huế, tỉnh cần nhanh chóng đầu tư nhà máy xử lý nước thải, hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, đường giao thông, nâng cấp bến cảng Chân mây, Thuận An để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa qua cảng, giảm chi phí vận chuyển cho DN.

Cam kết từ tỉnh

Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thiên Định thông tin, các NĐT đến với Thừa Thiên Huế, ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của pháp luật Việt Nam, tỉnh sẽ có một đội ngũ chuyên trách hỗ trợ NĐT trong suốt quá trình thực hiện các thủ tục cho DA.

Ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, các công trình giao thông, điện nước, đào tạo nghề… khi thực hiện đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, NĐT sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn về thuế.

Đặc biệt, các thủ tục đầu tư có liên quan được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi theo cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", đảm bảo rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NĐT trong quá trình triển khai DA.

Tại hội nghị “Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng DN” vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đưa ra cam kết quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong tư duy quản lý và phát triển trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thông thoáng, minh bạch, xây dựng đầy đủ các thiết chế pháp lý, quy hoạch, tập trung nguồn lực xây dựng một cách cơ bản các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính để các NĐT và cộng đồng DN có thể bỏ vốn đầu tư, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế vào mục đích tạo ra lợi nhuận cho DN và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định: Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đã, đang và tiếp tục cam kết bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Theo đó, quyết liệt chỉ đạo, tập trung việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh. Đồng thời, tập trung rà soát, bổ sung, thực hiện cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ NĐT và DN; hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư như các khu công nghiệp, Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, vùng ven biển đầm phá, TP. Huế, Khu du lịch sinh thái Bạch Mã...

Bài,ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Return to top