ClockThứ Sáu, 11/12/2015 17:42

Thu hút doanh nghiệp FDI: Bội thu

TTH - Những năm qua, Thừa Thiên Huế đã thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những doanh nghiệp này có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong năm 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Công ty TNHH Bia Huế, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Đan Mạch, trong năm 2015 đã nộp ngân sách cho tỉnh đạt một con số khá ấn tượng, khoảng 1.300 tỷ đồng.

Ở một lĩnh vực khác, ngành dệt may trên địa bàn có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn đến từ Pháp, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Bungari… đang hoạt động tại các khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền. Đó là các doanh nghiệp như Scavi Huế, HBI, may mặc Tokyo, Dệt kim và may mặc Huế… Những doanh nghiệp này có quy mô hoạt động từ 3.000 - 8.000 lao động. Mỗi năm mỗi doanh nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu đô la Mỹ. Công ty TNHH Scavi Huế, sau 7 năm có mặt tại Thừa Thiên Huế, đã mở rộng nhà máy giai đoạn 3. Trong năm 2015, Công ty Scavi Huế đầu tư 3 triệu đô la Mỹ xây dựng nhà máy may 3 ở khu công nghiệp Phong Điền. Công trình có quy mô 30 chuyền may, kho chứa hàng và các văn phòng bổ trợ, giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động. Dự kiến, nhà máy may 3 sẽ đưa vào hoạt động tháng 2/2016, nâng công suất cả 3 nhà máy lên 185 chuyền may và giải quyết việc làm cho khoảng 5 ngàn lao động. Sau khi nhà máy 3 đi vào hoạt động, công ty tiếp tục đầu tư nhà máy may quy mô 15 chuyền may tại cụm công nghiệp Hương Sơ, TP Huế. Lãnh đạo công ty cho biết, trong năm 2015, phấn đấu đạt doanh thu 130 triệu đô la Mỹ, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 90%.

Ngay từ quý 1 năm 2015, công ty đã nối kết với 30 doanh nghiệp là đối tác lớn của Tập đoàn Scavi (Pháp) đến từ các nước châu Âu, châu Á mở ra cơ hội hợp tác và phát triển ngành dệt may. Đã có ít nhất 5 DN ở Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan đồng ý đầu tư vào Thừa Thiên Huế với dây chuyền sản xuất khép kín từ công đoạn phụ liệu. Hiện, các đối tác đang nghiên cứu thị trường, chọn địa điểm. Đây thực sự là tín hiệu tốt giúp các DN dệt may nói chung và Scavi Huế nói riêng giảm chi phí vận chuyển và chủ động nguyên phụ liệu trong sản xuất, một ngành đang có nhiều đóng góp cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Năm 2015, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một năm có nhiều bội thu. Tính từ đầu năm đến nay có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp mới với số vốn đăng ký trên 445 triệu đô la Mỹ, tăng gấp 10,5 lần về vốn so với cùng kì năm 2014, nâng tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực trên địa bàn lên 86 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 2,325 tỷ đô la Mỹ. Nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động với tốc độ tăng trưởng cao. Điển hình là Công ty TNHH Bia Huế, Công ty TNHH Thực phẩm Huế (Rượu Sake); Công ty TNHH Luks Xi măng; Công ty HBI, Công ty cổ phần Scavi Huế, Công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm Medipharco Tenamyd, Công ty cổ phần Espace Business Huế, Công ty TNHH Laguna Huế, Công ty Khách sạn Kinh Thành; Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Liên doanh trồng và chế biến nguyên liệu giấy, Công ty Chaiyoo, Cty Prime Phong Điền… Các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả đã tạo ra nhiều sản phẩm mới. Các dự án này đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý ở nhiều ngành và thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều có qui mô hoạt động khá, giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn của địa phương, đóng góp một nguồn ngân sách rất lớn cho tỉnh. 

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động FDI; đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế, hoàn thiện hồ sơ dự án kêu gọi đầu tư, định hướng lại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Những hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại trên địa bàn đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Return to top