Thế giới Thế giới
Thủ tướng Ấn Độ tái kêu gọi đầu tư nước ngoài
TTH.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 13/2 nhắc lại lời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Ấn Độ và biến nước này thành một trung tâm sản xuất toàn cầu, một điểm sáng cho đầu tư trong nền kinh tế bất ổn của thế giới.
![]() |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: AFP |
Thủ tướng Narendra Modi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các ngành công nghiệp thế giới, các CEO và nhiều chức sắc nước ngoài tại thủ đô thương mại Mumbai để đánh dấu sự bắt đầu của “Tuần lễ sản xuất tại Ấn Độ” được tổ chức tại Mumbai từ ngày 13-18/2.
Đây là cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty nước ngoài tại Ấn Độ, đồng thời là một trong những nỗ lực để Ấn Độ thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng nguồn lao động giá rẻ của mình và đầu tư vào các nhà máy trong nước.
“Chiến dịch này có khả năng thúc đẩy nền kinh tế của Ấn Độ, đồng thời giúp làm sáng kịch bản kinh tế toàn cầu. Thế kỷ này là thế kỷ của châu Á. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là hãy để Ấn Độ làm trung tâm của bạn, nếu bạn muốn thế kỷ này trở thành thế kỷ của mình”, ông Modi nhấn mạnh.
Các nhà lãnh đạo Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc thuyết phục các khoản đầu tư từ những công ty nước ngoài, bởi nạn quan liêu và các quy định phức tạp, cũng như cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn của nước này.
Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực tìm cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 25 lĩnh vực then chốt, từ các ngành công nghiệp truyền thống như hàng da đến những ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ năng cao như sản xuất quốc phòng.
Trong bài phát biểu hôm 13/2, ông Modi cho biết, FDI của Ấn độ tăng 48% kể từ khi Chính phủ của ông lên nắm quyền vào tháng 5/2014.
Trước đó trong ngày 13/2, Thủ tướng Ấn Độ có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo nước ngoài gồm Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven và Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila, cùng nhiều quan chức đến từ Đức, Nhật Bản và Ba Lan.
Ông Devendra Fadnavis, Thống đốc bang Maharashtra (Ấn Độ) cho hay, ông đang tìm cách biến Mumbai vào một trung tâm dịch vụ tài chính quốc tế và biến Ấn Độ thành một cường quốc FDI.
Được biết, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ tăng 7,3% trong quý tài chính thứ ba năm ngoái, giúp nước này giữ vững vị trí nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Indianexpress)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU