Thủ tướng Anh thăm Đức thảo luận về kế hoạch cải cách EU
TTH.VN - Thủ tướng Anh David Cameron ngày 24/6 đã tới Berlin để thảo luận với người đồng cấp Đức Angela Merkel về một số vấn đề, trong đó có kế hoạch cải cách Liên minh châu Âu (EU) do London đề xuất, trước khi hai nhà lãnh đạo tới Brussels (Bỉ) tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày 25 và 26/6.
![]() |
Thủ tướng Cameron (trái) và người đồng cấp Angela Merkel. (Nguồn: bbc.com) |
Nội dung cuộc gặp giữa bà Merkel và ông Cameron không được công bố và hai nhà lãnh đạo cũng không tiến hành họp báo sau hội đàm. Tuy nhiên, những chủ đề thảo luận được cho có liên quan tới chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh EU, đặc biệt là tham vọng cải cách EU của Anh.
Theo các nguồn tin báo chí, hai nhà lãnh đạo Đức và Anh đã tiến hành hội đàm gần một giờ về các vấn đề của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), kế hoạch cải cách EU của Anh, vấn đề người di cư... Thủ tướng hai nước nhất trí tiếp tục các nỗ lực cải cách của London, trong đó có tiến hành "thảo luận kỹ thuật“ về các vấn đề cải cách.
Theo kế hoạch, muộn nhất vào cuối năm 2017, Anh sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về quy chế thành viên của nước này trong EU. Để có một kết quả thuận lợi giúp Anh ở lại EU, Thủ tướng Cameron trước tiên phải tìm cách cải cách liên minh này cũng như tăng cường vị thế và quyền lợi của Anh trong khối. Tại Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Anh sẽ trình bày những ưu tiên trong kế hoạch cải cách của mình.
Các nhà ngoại giao cho biết ông Cameron muốn tập trung vào một số vấn đề, bao gồm nâng cao khả năng cạnh tranh của EU thông qua việc giảm bớt và tối ưu các quy định; sự mở rộng của Eurozone không ảnh hưởng tới lợi ích của Anh; cải cách (hạn chế) chế độ phúc lợi xã hội đối với người nhập cư; tăng thêm quyền lực cho nghị viện các nước; nhanh chóng kết thúc đàm phán về mậu dịch tự do với Mỹ và các nước châu Á…
Trong vài tuần qua, Thủ tướng Cameron đã tới nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Italy, Ba Lan... nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước này cho kế hoạch cải cách EU của London. Nhà lãnh đạo Xứ sở Sương mù đã nhận được "phản ứng tốt đẹp" từ lãnh đạo các nước, song cũng cho rằng sẽ không đơn giản để kêu gọi tất cả 27 nước thành viên còn lại ủng hộ kế hoạch này.
Các nguồn tin ngoại giao từ Brussels cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Cameron sẽ trình bày cụ thể về kế hoạch cải cách EU cũng như cuộc trưng cầu ý dân của Anh, song các nhà lãnh đạo sẽ chưa thảo luận sâu về vấn đề này. Dự kiến vào tháng 12/2015, Hội nghị thượng đỉnh của EU sẽ quay trở lại vấn đề của Anh.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Đức, Thủ tướng Cameron đã cùng người đồng cấp chủ nhà tham dự bữa tiệc tại Cung điện Bellevue do Tổng thống Đức Joachim Gauck tổ chức để chào đón Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang ở thăm nước này.
Phát biểu tại đây, Nữ hoàng Elizabeth đã kêu gọi châu Âu đoàn kết để duy trì những thành quả của thế giới thời hậu chiến. Nữ hoàng Anh cho rằng việc chia rẽ ở châu Âu sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm, do vậy châu Âu cần phải đoàn kết dù ở Tây Âu hay Đông Âu.
Trong khi đó, Tổng thống Gauck cho rằng EU đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Theo ông, châu Âu cần có Anh và Berlin sẽ ủng hộ việc tiến hành "đối thoại một cách xây dựng" về kế hoạch cải cách của Thủ tướng Cameron.
Báo chí Đức bình luận chuyến thăm của Nữ hoàng Anh tới Đức được coi là một thứ "vũ khí lợi hại" của Thủ tướng Anh, bởi London cần có Berlin trong kế hoạch cải cách EU của mình./.
Theo Vietnam+
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU