ClockThứ Năm, 04/07/2019 06:30

Thúc đẩy liên kết trong khởi nghiệp

TTH - Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm nhiều thành tố và mỗi thành tố có một vai trò nhất định. Để hệ sinh thái này hoàn thiện với thời gian nhanh nhất, trở thành môi trường bền vững thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng nhanh, cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành tố ấy.

“Cú hích” cho khởi nghiệpDự án Phát triển du lịch Sen Huế (Huế lotus) giành giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệpChủ động liên kết và cùng nhau đi xa hơn

Tư vấn khởi nghiệp năm 2019 tại Ngày hội cố vấn khởi nghiệp được tổ chức tại Huế

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo thành môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy từng nhấn mạnh: “Ở đây, khái niệm startup như chúng ta hay nghe thấy trên toàn thế giới tương ứng với KNĐMST. Nghĩa là, khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng”.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” (năm 2016), Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tích cực xây dựng và phát triển hệ sinh thái này. Trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, Thừa Thiên Huế luôn hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh. Trong đó, có sự cộng tác, chia sẻ giữa các thành tố, gồm: doanh nhân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, Nhà nước và các nhà đầu tư. Dù vậy, đến nay hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế vẫn còn non trẻ, vẫn chưa có không gian làm việc chung, chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Chủ động tăng cường sự kết nối giữa các thành tố của hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ chủ động phối hợp với Đại học Huế và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền về KNĐMST và tạo mạng lưới kết nối hệ thống cố vấn khởi nghiệp với các tác giả/nhóm tác giả đang ấp ủ, hoàn thiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp. Nỗ lực này hướng đến mục tiêu tạo một không gian mà ở đó tất cả các bộ phận của hệ sinh thái KNĐMST có thể trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ nhau để cùng đi dài hơn, xa hơn.

Như tên gọi “hệ sinh thái KNĐMST”, môi trường này không thể phát triển hoàn thiện và bền vững, nếu những thành tố hoạt động không cân bằng đúng với vai trò của mình. Với Thừa Thiên Huế, hệ sinh thái KNĐMST có những chuyển biến rõ nét từ trong ý thức và hành động của cộng đồng. Nhiều đơn vị, tổ chức đã có những chương trình, hoạt động cụ thể để hỗ trợ hệ sinh thái phát triển. Tuy nhiên, vẫn có lúc những chương trình này còn đi song song, chưa phối hợp, tận dụng nhau để tiết kiệm nguồn lực. Phát triển hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế trong điều kiện hiện nay, lãnh đạo tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ động tăng cường kết nối với Đại học Huế, các tổ chức, doanh nghiệp… để gia tăng năng lực về không gian làm việc, vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, cố vấn cho hệ sinh thái.   

Với một hệ sinh thái KNĐMST, sự liên kết không chỉ cần giữa các thành tố bên trong, mà quan trọng nữa là sự kết nối giữa các hệ sinh thái của các địa phương trong khu vực. Sự kết nối này mở ra nhiều cơ hội để các hệ sinh thái KNĐMST kết nối và cùng chia sẻ thế mạnh, bù đắp thế yếu để phát triển một hệ sinh thái KNĐMST vùng ngày càng hoàn chỉnh, bền vững.

Năm 2018, tại TP. Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên”. Đây được xem là nỗ lực đầu tiên nhằm thực hiện mục tiêu hình thành mối liên kết nhằm hỗ trợ, phát triển mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng về nguồn nhân lực và thuận lợi về hạ tầng, địa lý tự nhiên của các địa phương trong vùng. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đã nhấn mạnh rằng, các địa phương trong khu vực không chỉ cần có chiến lược phát triển hệ sinh thái KNĐMST rõ ràng, mà cần phải liên kết chặt chẽ. Sự liên kết là nền tảng quan trọng để các địa phương hỗ trợ, chia sẻ, khai thác và bổ sung cho nhau các nguồn lực để hoàn thiện hệ sinh thái KNĐMST hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Ở cấp quốc gia, một trong những giải pháp để liên kết nguồn lực trong hệ sinh thái KNĐMST được đặt ra là sẽ phát triển trung tâm khởi nghiệp quốc gia thống nhất và xây dựng mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện những nội dung này. Đây cũng là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao thường trực triển khai Đề án 844 về “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”. Năm 2019, Đề án 844 tiếp tục hướng đến mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế để thu hút nguồn nhân lực KNĐMST Việt Nam. Những hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội để hệ sinh thái KNĐMST của mỗi địa phương ngày càng hoàn thiện.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Thúc đẩy phát triển du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển giữ vai trò quan trọng trong thu hút, gia tăng lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời, góp phần quảng bá các sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp khai thác và giá trị cộng hưởng lợi ích cho địa phương.

Thúc đẩy phát triển du lịch tàu biển
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Return to top