ClockThứ Bảy, 05/08/2017 18:01
DIỄN ĐÀN AN NINH ASEAN:

Thúc đẩy sử dụng phương tiện truyền thông xã hội chống chủ nghĩa cực đoan

TTH.VN - Theo một bản dự thảo đang được chuẩn bị trước thềm cuộc họp an ninh hàng đầu vào ngày 7/8 tới, hơn 10 quốc gia châu Á nhất trí sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong khu vực.

Những vấn đề “nóng” trên bàn nghị sự ASEANTrung Quốc “muối mặt” tại ARF

Bộ trưởng các nước tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Philippines năm 2017. Ảnh: AFP

Các Ngoại trưởng từ 10 nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và từ 17 quốc gia đối tác đối thoại được kỳ vọng sẽ tạo ra một cơ chế khu vực để giải quyết mối đe dọa về an ninh hiện nay.

"Các Ngoại trưởng lên án mạnh mẽ các hành động khủng bố mới đây dưới mọi hình thức và biểu hiện... Đồng thời cũng ghi nhận sự cần thiết trong việc sử dụng đầy đủ và hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội để chống lại sự lan truyền những câu chuyện của những kẻ khủng bố trên mạng", bản dự thảo của Chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN sắp diễn ra ở Manila nêu rõ.

Diễn đàn Khu vực ASEAN dự kiến ​​sẽ thảo luận về việc tạo ra một cơ chế để tăng cường các nỗ lực về An ninh của Công nghệ Truyền thông Thông tin, trong đó Nhật Bản, Malaysia và Singapore là những quốc gia tình nguyện dẫn đầu.

ASEAN cần làm nhiều hơn nữa

Philippines, quốc gia đăng cai cuộc họp lần này của ASEAN, là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các nhà chức trách cho hay, hệ tư tưởng cực đoan của Nhà nước Hồi giáo IS đang lan tràn ở miền Nam nước này, khi các nhóm địa phương sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một phương tiện chủ yếu để tuyển dụng các chiến binh, trong đó có người Indonesia, Singapore và Malaysia.

Quân đội Philippine đang chiến đấu với những kẻ thánh chiến nắm quyền kiểm soát một số vùng ở thành phố chủ yếu là người Hồi giáo Marawi từ hơn 2 tháng trước. Gần 700 người đã thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời trong cuộc chiến khốc liệt này.

Chính quyền Philippines tin rằng, vấn nạn này còn vượt xa khỏi Marawi và những kẻ thánh chiến có thể đang chuẩn bị để tấn công các thành phố khác.

Các bộ trưởng ASEAN đã sẵn sàng hành động sau khi nhận thấy, những kẻ hoạt động cực đoan đang khai thác các phương tiện truyền thông xã hội như một cách để đẩy mạnh ý thức hệ, công tác tuyển dụng và gây ra các cuộc tấn công, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.

"Chúng phát tán các video bạo lực trên Twitter và Facebook và liên lạc thông tin qua các ứng dụng nhắn tin Telegram", ông cho biết, và nói thêm rằng, các Bộ trưởng đã quyết định chống lại mối đe dọa này bằng cách sử dụng những nền tảng tương tự.

Theo ông Restituto Padilla, phát ngôn viên cho quân đội Philippine, nhiều nước đang có những tiến bộ trong vấn đề này nhưng "ASEAN cần phải làm nhiều hơn nữa", ngoài những cách thức hợp tác quân sự truyền thống hiện có. Ông ghi nhận sự hỗ trợ từ Indonesia và Malaysia thông qua việc trao đổi thông tin, tình báo và điều phối các cuộc tuần tra biên giới biển.

"Đây là một cam kết rất mạnh mẽ mà chúng tôi muốn tăng cường không chỉ với Indonesia và Malaysia," ông nói. "Thách thức mà chúng ta gặp phải ở Marawi cũng gây ra những ảnh hưởng trong cả khu vực".

                        Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

TIN MỚI

Return to top