ClockThứ Năm, 10/05/2018 09:28

Thượng đỉnh Mỹ - Triều tốn nhiều sức như thế nào?

Các chuyến công du diễn ra như con thoi tại Đông Bắc Á sau thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4. Gần như mọi nguồn lực ngoại giao của các nước đã đổ về hướng Triều Tiên.

Địa điểm, thời gian họp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp được công bốTổng thống Donald Trump xem xét địa điểm cho thượng đỉnh Mỹ-TriềuMỹ lạc quan về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều TiênNhững chủ đề quan trọng của thượng đỉnh Mỹ - Triều

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) bắt tay chào mừng người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) tới Tokyo dự thượng đỉnh 3 nước Đông Bắc Á sáng 9/5, cạnh ông là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In - Ảnh: REUTERS

Cuộc gặp đang diễn ra tại Tokyo của 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngoài mặt là bàn về các vấn đề của 3 nước, thực tế là sự chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên - kết quả của thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, hai miền Triều Tiên có đề cập đến việc "phi hạt nhân hóa hoàn toàn". 

Dù đây là một tín hiệu tích cực, việc Triều Tiên hiểu nội hàm "phi hạt nhân hóa" như thế nào thực ra chắc chỉ có… Trung Quốc mới biết sau chuyến thăm bí mật của ông Kim tới Đại Liên trong hai ngày 7 và 8/5. 

Vậy nên, thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần này được xem là dịp để các bên "nói một lần cho rõ" tất cả các vấn đề liên quan tới Triều Tiên trước khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tới Mỹ gặp người đồng cấp Trump ngày 22/5 tới. 

Dọn đường 

Một tuyên bố chung của 3 nước thể hiện những mong muốn cho thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới là điều có thể sẽ được thấy vào phút cuối. 

"Chúng ta sẽ sớm thấy một thứ gì đó tương tự như Tuyên bố Bàn Môn Điếm, thứ định nghĩa mơ hồ về thế nào là phi hạt nhân hóa có thể vẫn sẽ được chừa lại để ông Trump và ông Kim giải quyết trong cuộc gặp sắp tới", cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Kim dự đoán trên trang East Asia Forum. 

 

Trung Quốc đến với thượng đỉnh Đông Bắc Á lần này với tâm thế khác Nhật Bản và Hàn Quốc - Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo Trung-Nhật-Hàn đã nóng lòng từ trước thượng đỉnh bởi đây là cơ hội họ được lắng nghe quan điểm và thông tin của mỗi bên về các diễn biến gần đây: thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, các cuộc tiếp xúc cấp cao của quan chức Trung Quốc với nhà lãnh đạo Triều Tiên, cuộc gặp của ông Kim Jong Un với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cuộc gặp giữa ông Moon, ông Abe với ông Trump. 

Ông Moon và ông Abe đều có cùng sự chờ đợi ở thượng đỉnh Mỹ-Triều và chắc chắn là họ muốn nghe từ ông Lý Khắc Cường đâu là những lợi ích chiến lược của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên để tranh luận hoặc né tránh. 

Quan trọng hơn, họ muốn biết Bình Nhưỡng đang thật sự muốn gì vào phút chót: đơn giản chỉ là một cuộc gặp với tổng thống Mỹ nhằm tạo thanh thế trên trường quốc tế; hay muốn được nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế đổi lấy các bước đi hạn chế (một cách hình thức) trong chương trình hạt nhân; hay một nền kinh tế mở cửa kiểu Việt Nam, một gói viện trợ khổng như "Kế hoạch Marshall" để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng? 

Bắc Kinh dường như hiểu rõ núi câu hỏi đang chờ đợi họ tại thượng đỉnh Đông Bắc Á nên đã bắn tiếng từ sớm. 

Hôm 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu - quan chức cấp cao nhất đặc trách vấn đề Triều Tiên của Trung Quốc, nói thẳng vấn đề Triều Tiên có thể được đề cập trong thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn nhưng không phải là chủ đề chính của hội nghị, thay vào đó là các cuộc thảo luận về hợp tác khu vực. 

Nỗi lo riêng 

Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ tranh thủ cuộc hội đàm riêng với tổng thống Hàn Quốc Moon trong khuôn khổ thượng đỉnh Đông Bắc Á để tìm kiếm tiếng nói ủng hộ trong vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc. 

Năm 2002, trong chuyến thăm Triều Tiên của Thủ tướng Nhật khi đó là Junichiro Koizumi, Bình Nhưỡng lần đầu tiên thừa nhận đã tiến hành bắt cóc các công dân Nhật trong những năm 1970, 1980. Cho đến nay, chỉ có 5 trong số 13 người bị bắt cóc trở về Nhật Bản. 

Trong bối cảnh uy tín chính trị trong nước đang giảm sút, ông Abe cần một sự đảm bảo rằng ông Moon sẽ tiếp tục đề cập tới vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc trong cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Trump hay các cuộc điện đàm với ông Tập và ông Kim Jong Un. 

Chuyến đi xuyên Mỹ hồi tuần trước của gia đình các công dân Nhật bị Triều Tiên bắt rõ ràng đã khiến nhà lãnh đạo Nhật Bản phải bận tâm. Bất kỳ sự tiến bộ nào về vấn đề này, nếu được thực hiện thông qua thượng đỉnh Mỹ-Triều, đều nằm trong lợi ích của ông Abe và đảng Dân chủ tự do của ông. 

Tương tự, ông Abe sẽ tận dụng thời gian gặp riêng người đồng cấp Lý Khắc Cường ở Tokyo để nhờ chuyển lời tới ông Tập Cận Bình. 

Với Nhật Bản, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên không chỉ đơn giản là ngừng chương trình hạt nhân, đó còn là việc giải giáp toàn bộ kho vũ khí có tính hủy diệt cao của Bình Nhưỡng bao gồm vũ khí hóa học, sinh học và tên lửa đạn đạo.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển

Công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) đã được ngành ngoại vụ tham mưu cho tỉnh triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thừa Thiên Huế.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

Các đại biểu tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 tại Davos (Thụy Sĩ) nhận định, giữa lúc sự năng động kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được khuyến khích, khu vực cũng sẽ phải vật lộn với những thách thức kép, bao gồm nhân khẩu học và biến đổi khí hậu.

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn
Báo Thụy Sĩ đánh giá cao thành tựu kinh tế, ngoại giao của Việt Nam năm 2023

Trước thềm sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố Davos (Thụy Sĩ), ngày 12/1, học giả - nhà báo Thụy Sĩ Guy Mettan đã có bài viết đăng trên báo điện tử bonpourlatete.com, đánh giá cao chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam và nỗ lực sản xuất chip "Make in Vietnam”

Báo Thụy Sĩ đánh giá cao thành tựu kinh tế, ngoại giao của Việt Nam năm 2023
Return to top