ClockThứ Năm, 20/01/2011 15:42

“Thương hiệu” của Đại học Huế đã được khẳng định mạnh mẽ

TTH - Với bề dày lịch sử gần 55 năm hình thành và phát triển, Đại học Huế trở thành một “thương hiệu”, là trung tâm đào tạo uy tín nhất tại miền Trung. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc xây dựng đất nước cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất của Đại học Huế trong hơn nửa thế kỷ qua. Nói về thành tựu này, PGS.TS. Lê Mạnh Thạnh, Phó Giám đốc Đại học Huế, khẳng định:

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các trường đại học và cao đẳng ở TP. Huế trước đây và Đại học Huế sau này đào tạo hàng chục ngàn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên từ Huế trở thành những cán bộ chủ chốt của các cơ quan của Đảng, đoàn thể, chính quyền, các tổ chức khoa học, kinh tế, xã hội, nhiều giáo viên, kỹ sư, bác sỹ giỏi cho các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Sinh viên, học viên tốt nghiệp từ Đại học Huế được xã hội tiếp nhận và đánh giá cao về cả kiến thức cơ bản và năng lực thực hành, nhiều doanh nghiệp từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng mong muốn được tiếp nhận sinh viên Đại học Huế. Có thể nói rằng Đại học Huế là địa chỉ tin cậy cho xã hội trong tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng tốt từ nhiều lĩnh vực quan trọng như Y-Dược, Sư Phạm, Nông-lâm nghiệp, Khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, Luật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Nghệ thuật… Điều này phần nào nói lên sự đóng góp đáng kể của cán bộ, giảng viên và công nhân viên chức Đại học Huế trong trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cho các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
*Để có những thành tựu này, Đại học Huế đã có chiến lược tăng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các loại hình đào tạo như thế nào nhằm hướng đến khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh thành khác?

PGS.TS. Lê Mạnh Thạnh, Phó Giám đốc Đại học Huế, trao bằng thạc sĩ cho học viên cao học khóa 15 (2006-2009) đào tạo tại Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đại học Huế đang chủ trương tăng quy mô đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với năng lực về đội ngũ và cơ sở vật chất để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo; chú trọng phát triển quy mô và các chuyên ngành đào tạo sau đại học, các loại hình đào tạo liên kết với nước ngoài. Các trường, khoa trực thuộc Đại học Huế đã chủ động làm việc với các địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực để khảo sát nhu cầu về nhân lực, trên cơ sở đó xây dựng chiếc lược phát triển ngành nghề, xác định quy mô đào tạo cho từng ngành theo từng thời kỳ. Song song với việc tổ chức đào tạo theo nhu cầu của các địa phương, Đại học Huế cũng quan tâm hợp tác với các trường Đại học mới mở ở các địa phương trong khu vực để hỗ trợ trong việc xây dựng đội ngũ và mở các ngành đào tạo tại chỗ cho các đơn vị này.
*Đội ngũ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong những yếu tố then chốt quyết định chất lượng của nguồn nhân lực được đào tạo. Đại học Huế đã có giải pháp gì nhằm xây dựng đội ngũ này, thưa PGS?

PGS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược Huế, trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên tại Lễ tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, dược sĩ tập trung 4 năm, khóa học 2006-2010.
Bất kỳ một đại học hay trường đại học nào, vấn đề đội ngũ là vấn đề cốt lõi, là nhân tố có tính chất quyết định cho sự phát triển của nhà trường. Mặc dù cho đến thời điểm này Đại học Huế có một đội ngũ cán ngũ giảng viên có trình độ đứng hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên với hơn 1.800 giảng viên, trong đó có 139 giáo sư, phó giáo sư, gần 400 tiến sĩ, hơn 800 thạc sĩ, nhưng Đảng bộ Đại học Huế vẫn thường xuyên chú trọng công tác xây dựng đội ngũ. Đại học Huế đã và đang thực hiện việc chuẩn hóa và minh bạch hóa quy trình công tác, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện quy hoạch không chỉ đối với đội ngũ cán bộ quản lý mà còn chú trọng quy hoạch cán bộ chuyên môn; tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm hình thành các hướng mũi nhọn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ; có chế độ ưu tiên tuyển chọn sinh viên giỏi để bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy; lập quỹ và hàng năng tổ chức lựa chọn khen thưởng tài năng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để gửi cán bộ đi đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ ở các trường có uy tín trên thế giới; Đẩy mạnh hoạt động khoa học-công nghệ, gắn khoa học-công nghệ với đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Hiện nay, Đại học Huế có 93 ngành đào tạo đại học, 64 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 22 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Từ năm 2006 đến nay, Đại học Huế cung cấp hơn 23.000 kỹ sư, cử nhân, bác sĩ hệ chính qui, hơn 3.000 thạc sĩ và gần 90 tiến sĩ cho đất nước, bên cạnh đó còn bổ sung cho xã hội một số lượng đáng kể sinh viên tốt nghiệp từ các loại hình đào tạo khác.
*Chiến lược và các giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đại học Huế trong giai đoạn sắp tới là gì, thưa PGS?
Chiến lược đào tạo của Đại học Huế trong giai đoạn tới là đào tạo trình độ cao, đào tạo chất lượng cao, hiệu quả cao, đào tạo phù hợp nhu cầu về nhân lực của xã hội. Muốn thực hiện được yêu cầu này cần thực hiện tổng hợp một loạt các giải pháp về xây dựng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, phát triển hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động khoa học-công nghệ nhằm tổ chức, sắp xếp hệ thống ngành nghề phù hợp, xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách thức tổ chức quản lý đào tạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo,… 
*Nếu có thể nói một điều gì đó về thương hiệu của Đại học Huế trong đào tạo, điều ông có thể nói là gì?
Còn hơn một năm nữa Đại học Huế tròn 55 tuổi. Trong gần 55 năm qua, Đại học Huế từng bước trưởng thành, khẳng định vai trò vị trí của một đại học đa ngành lớn, có uy tín trong cả nước, thu hút sự chú ý nhiều tổ chức, nhiều trường đại học trên thế giới. Với số lượng lớn và chất lượng cao của lực lượng mà Đại học Huế cung cấp cho xã hội toàn thể cán bộ, viên chức và sinh viên, Đại học Huế có thể tự hào rằng thương hiệu trong đào tạo của Đại học Huế đã được khẳng định mạnh mẽ trong toàn quốc. Đại học Huế đang nỗ lực phấn đấu để trong thời gian đến thương hiệu này nhanh chóng lan tỏa và nâng lên tầm khu vực và quốc tế.
*Xin cảm ơn ông.
Ngọc Hà (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

TIN MỚI

Return to top