ClockThứ Tư, 08/05/2019 09:18

Thương nôốc, thương làng

TTH - Cùng nét tương đồng với 2 tập trước, "Làng ấu thơ" được viết theo thể thơ tự do, không vần, nhưng liền mạch, có nhịp điệu, chủ yếu là sắc chứ không theo âm.

Đó là câu thơ kết thúc bài thơ Làng ấu thơ (dài 8 trang), cũng là tên của tập thơ mới xuất bản của Nguyễn Duy Từ. Liên tiếp trong 3 năm (từ năm 2016 đến năm 2018), Nguyễn Duy Từ đều đặn cho ra mắt ba đứa con tinh thần bằng thơ: "Viết ở Tử Cấm Thành, DeL’Opera, Làng ấu thơ". Tập thơ tuy mỏng (chỉ vỏn vẹn 27 bài, với 60 trang in) nhưng nặng dày chiêm nghiệm và hoài niệm của của một đứa con nặng nợ với làng. Tuy đã rời khỏi làng từ lâu, nhưng dường như làng còn ở lại trong anh, ngày đêm thao thức.

Cùng nét tương đồng với 2 tập trước, "Làng ấu thơ" được viết theo thể thơ tự do, không vần, nhưng liền mạch, có nhịp điệu, chủ yếu là sắc chứ không theo âm. Đến đây, có thể nhận thấy: Thơ tự do là giọng điệu cũng là sự lựa chọn nhất quán trong phong cách sáng tác của Nguyền Duy Từ. Mỗi bài thơ là một mảnh ghép cuộc đời, mà anh gửi gắm, sẻ chia. Trong câu chuyện kể miên man về làng, hình ảnh người mẹ và cả em nữa cứ ẩn hiện, cứ day dứt, tạo nên chất kết dính của tập thơ.

Cùng với hình ảnh người mẹ, là bóng dáng của một người con gái (có thể là người bạn gái cùng làng thưở ấu thơ, có thể là người bạn đời bây giờ, có thể…) hiện lên trong làng ấu thơ chứa đựng không ít điều bí ẩn và dường như chưa có lời giải. Em vừa hiện hữu, vừa ẩn trong những giấc mơ” ngày ấy; Tôi mơ một ngày thuyền cập bến sông đón em về với mẹ tôi nghèo cùng ăm ắp hương bưởi, hương cau, hương cỏ, hương bắp, hương đậu bờ sông nhà em và một ngọn nến thông xanh Văn Miếu. Mà mãi mãi chưa về!” (Ngày ấy)...

Bên cạnh mạch nguồn đậm chất chiên nghiệm và hoài niệm, là những bài thơ mang tính thời sự (thấp thoáng có đôi chút phản biện), như: Cái chết không báo trước, đồ giấy, nghẽn mạch, 4.0, mất tích giữa đại dương… Trái tim nhạy cảm của anh đã rung lên, nhưng dường như chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, bởi đó không phải là “tạng thơ” của Nguyễn Duy Từ.

Giá trị đích thực của một bài thơ, một tập thơ không nằm ở độ dài - ngắn, hay dày - mỏng, mà ở sức nặng ẩn chứa bên trong câu chữ, chạm trái tim đồng cảm của người đọc, "Làng ấu thơ" của Nguyễn Duy Từ đã phần nào làm được điều đó. Hy vọng anh sẽ tiếp tục rong ruổi trên con đường thơ mà mình đã đeo đuổi, với tâm thế mới của một người con: "Khôn nguôi thương nôốc, thương làng”.,.

Lê Viết  Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh toán số trên Hue-S: Giải pháp liền mạch và tối ưu

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một chủ trương lớn mà Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực triển khai thực hiện. Nhằm từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tỉnh đang đẩy nhanh tiến trình không sử dụng tiền mặt, đặc biệt là triển khai các giải pháp thanh toán số trên Hue-S.

Thanh toán số trên Hue-S Giải pháp liền mạch và tối ưu
Return to top