ClockThứ Ba, 10/01/2017 21:29

Thưởng tết: Người vui, kẻ ngập ngừng

TTH - Không hẳn là so kè, nhưng chuyện thưởng tết hiện vẫn đang nằm trong mối quan tâm và cả chờ đợi của người lao động.

Theo thông tin đã được cập nhật bước đầu trên baothuathienhue.vn, mức thưởng tết thấp nhất hiện đang ở mức 300.000 đồng/người, thuộc về doanh nghiệp (DN) đứng trong khối FDI. Đây cũng là khu vực có chỉ số về tiền thưởng tết nhiều biến động, trong khi “đáy” của thưởng chỉ cao hơn thưởng tết năm ngoái 50.000 đồng/người thì “đỉnh” của nó đã tăng từ 40 triệu đồng/người lên 85 triệu đồng/người. Mức thưởng bình quân đã đảo chiều từ 2,4 triệu đồng/người lên 4,2 triệu đồng/người.

Nhìn ở mức bình quân chung ở khối doanh nghiệp có thể cho thấy sự nhích lên đáng kể, từ 4,25 triệu đồng/người trong năm 2016 đã tăng lên 5,8 triệu đồng/người ở tết 2017 và bình quân mức thấp nhất cũng có sự tịnh tiến từ 300.000 đồng/người lên 600.000 đồng/người.

Đặt trong tổng quan chung so với mức thưởng tết của các DN cả nước theo khảo sát 300 doanh nghiệp và 106.000 người lao động vào cuối năm 2016 của Công ty Tư vấn Đầu tư và Quản lý doanh nghiệp (MacConsult) thì thưởng tết ở Thừa Thiên Huế cũng không phải là thấp, cho dù chưa có thông tin về thưởng khủng đến hàng trăm triệu đồng cho một nhân viên. Mức thưởng cũng nằm trong dao động chung là có tăng nhưng không đáng kể và không đột biến so với 2016.

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là phần đánh giá của 76 DN ở Thừa Thiên Huế với gần 33.000 lao động báo cáo có thưởng tết, nghĩa là chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với 3.681 DN còn lại chưa có thông tin về thưởng và trên 59.000 lao động vẫn còn chờ đợi khoản thưởng tết ở nơi mà họ lao động.

Những con số này cho thấy, chưa thể có một đánh giá tổng quan về thưởng tết của các DN trên địa bàn tỉnh. Việc ngập ngừng, chưa công bố mức thưởng, tự nó cũng cho thấy hiệu quả của một năm hoạt động, với những tác động từ nhiều phía. Tất nhiên là cũng ngoại trừ những DN chưa muốn công bố để lắng nghe tình hình chung, từ đó có mức điều chỉnh phù hợp.

Trên thực tế, không chỉ ở khối DN mà người lao động nói chung đều đang chờ đợi khoản tiền thưởng tết mà họ được hưởng. Khác với cán bộ, công nhân viên ở khối hành chính, sự nghiệp về một sự tương đối ổn định, dựa trên cơ sở của việc tiết kiệm chi, người lao động – nhất là ở khu vực DN dân doanh, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại tương đối phập phù. 2016 cũng là năm hoạt động của các DN gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc làm bị cắt giảm; lương thỏa thuận có nơi còn thấp hơn lương tối thiểu và người lao động giữ việc để chờ đợi lúc tình hình khả quan hơn. Cũng có thể việc tìm một công việc cho thu nhập ổn định đã ngày một khó và vấp phải sự cạnh tranh khi nguồn lao động có nhu cầu tìm việc ngày một đầy.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo danh sách từ Cục Thuế TP. Huế, trên địa bàn thành phố hiện có 781 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho gần 6.000 người lao động (NLĐ).

Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Return to top