ClockThứ Ba, 17/09/2019 06:45

Thủy điện ứng phó bão, lũ

TTH - Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông tin, tất cả các hồ chứa thủy điện đều được trang bị máy quan trắc tự động, đo mực nước hồ, lắp camera quan sát mực nước và tình trạng hạ lưu công trình…, đảm bảo phục vụ công tác ứng phó bão, lũ, an toàn hồ đập.

Có phương án cụ thể trong vận hành, an toàn hồ đập các thủy điện

Hồ Bình Điền sẵn sàng tích nước

Từ hạ du

Ông Hồ Đăng Sơn ở xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) lo lắng: “Một số mùa lũ trước, nước lũ lên nhanh, bất ngờ do các hồ thủy điện điều tiết xả lũ nhưng thông tin chưa đến kịp thời với người dân. Đáng lo hơn, khi hồ đập mất an toàn thì các vùng hạ du sẽ gánh hậu quả nặng nề”.

Chủ tịch UBND xã Hương Toàn, ông Hoàng Trọng Hiệu cho rằng, các hồ thủy điện như “con dao hai lưỡi”, nếu vận hành, điều tiết tốt sẽ hạn chế thiệt hại cho vùng hạ du và đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, kinh doanh. Các công trình để xảy ra sự cố, nước lũ ở hạ du lên nhanh, bất ngờ có thể gây thảm họa khôn lường.

Ông Trần Xuân Anh, Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Trà đánh giá, những năm qua, các công trình thủy điện cơ bản thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, điều tiết xả lũ, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân. Mùa lũ năm nay được dự báo diễn biến rất khó lường nên các chủ hồ thủy điện không thể chủ quan, có phương án đảm bảo an toàn hồ đập.

Đến các công trình

Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền, ông Trịnh Xuân Khoa thông tin, công tác đảm bảo an toàn hồ đập là hoạt động thường xuyên đối với công ty. Qua kiểm tra từ đầu mùa mưa lũ cho thấy, hệ thống cửa van cung đập tràn được điều khiển bằng hệ thống xi lanh thủy lực hoạt động ổn định.

Theo quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị cửa van cung đập tràn, nguồn điện, hệ thống thiết bị điện, hệ thống thiết bị cơ khí được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên và chạy thử định kỳ 1 tuần 1 lần. Các động cơ bơm dầu thủy lực, cẩu trục chân đê đã được kiểm định và bảo dưỡng, đảm bảo cho việc nâng hạ cánh van trong mọi thời điểm, tình huống. Hai máy cắt và hai tủ phân phối, cấp điện được duy tu, bão dưỡng trước mùa mưa bão, có chức năng dự phòng cho nhau trong mọi trường hợp vận hành.

Để bảo đảm đủ nguồn điện phục vụ công tác vận hành nhà máy, hệ thống cửa van đập tràn, cửa nhận nước và hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống lụt, bão khi có tình huống xấu, ngoài hệ thống cấp điện chính nhà máy còn có các nguồn điện dự phòng từ máy phát điện diesel 400KVA.

Ông Trịnh Xuân Khoa cho rằng, đối với công trình thủy điện Hương Điền trong mùa mưa lũ, quan trọng là điều tiết xả tràn hợp lý để vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập, vừa góp phần làm chậm lũ, giảm lũ cho hạ du cũng như đối phó với các tình huống mất điện, mất thông tin liên lạc, tắc đường giao thông ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn của đập. Để đảm bảo an toàn chống lũ, phát điện kết hợp giảm lũ và tạo nguồn nước cho hạ du, công trình thủy điện Hương Điền sẽ vận hành điều tiết lũ theo các thời kỳ một cách hợp lý.

Ông Nguyễn Quang Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền khẳng định, qua kiểm tra và triển khai duy tu, bảo dưỡng cho thấy các hạng mục trên công trình, đặc biệt là đập đảm bảo an toàn trong mùa bão, lũ. Công ty không vì lợi ích trước mắt bằng mọi giá phục vụ sản xuất, kinh doanh mà phải đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa bão, lũ.

Căn cứ, bám sát quy trình vận hành liên hồ chứa và tranh thủ sự chỉ đạo của tỉnh, công ty sẽ vận hành điều tiết, xả lũ hợp lý. Phương châm của thủy điện Bình Điền là xả lũ vào ban ngày, hạn chế xả lũ vào ban đêm để người dân hoàn toàn chủ động, an toàn khi triển khai các biện pháp ứng phó, sơ tán người và tài sản.

Trong đợt mưa do ảnh hưởng cơn bão số 4 vừa qua, mực nước tại các hồ chứa thủy điện vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Tính đến ngày 10/9, mực nước tại hồ Tả Trạch +24,92m (mực nước dâng bình thường (MNDBT) +45m, mực nước chết (MNC) +23m). Tại hồ thủy điện Bình Điền +58,93m (MNDBT +85m, MNC +53m). Tại hồ thủy điện Hương Điền +49,49m (MNDBT +58m, MNC +46m). Tại hồ thủy điện A Lưới +552,718m (MNDBT +553m, MNC +549m).

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển
Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân
Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023

Hãng tin CNA dẫn thông tin từ công ty tái bảo hiểm Munich Re cho biết, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như bão ở Mỹ và nhiều thảm hoạ thiên nhiên khác đã gây ra thiệt hại về chi phí bảo hiểm ước tính lên đến 95 tỷ USD vào năm 2023. Tuy có giảm so với các năm trước, song vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn.

Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023

TIN MỚI

Return to top