Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Thủy Thanh giờ đã đổi thay
TTH - Qua chặng đường phát triển, diện mạo xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) có những đổi thay đáng kể, đời sống người dân ngày một nâng cao. Nhiều người ví Thủy Thanh bây giờ như là xã ngoại ô của T.P Huế.
Làng quê khởi sắc
Hai năm trở lại đây, nhiều tuyến đường, cầu cống ở xã Thủy Thanh được đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp. Trong đó, phải kể đến những tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng phục vụ dân sinh và sản xuất, như đường bê tông Thanh Thủy Chánh - Vân Thê dài khoảng 1,2 km nối 2 xã Thủy Thanh với Thủy Vân; đường Vân Thê Đập nối từ cầu Con với đường Thủy Dương - Thuận An dài khoảng 1,5 km, giúp rút ngắn khoảng cách giữa Thủy Thanh với trung tâm thị xã Hương Thủy và các vùng phụ cận. Nhờ có cầu, đường thông suốt, giao thương, du lịch dịch vụ trên địa bàn đã có bước phát triển khởi sắc. Người dân đi lại thuận tiện dễ dàng, nên cuộc sống thoải mái hơn, tiện bề làm ăn. Hệ thống điện chiếu sáng, trường học, đền liệt sĩ, khu vui chơi công cộng... cơ bản hoàn thiện, mang lại niềm vui lớn cho người dân nơi đây.
![]() |
Anh Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh chia sẻ, để có được những thành quả bước đầu đáng tự hào bên cạnh sự quan tâm và nỗ lực của các cấp chính quyền, phải kể đến sự đóng góp công sức và đồng lòng, đồng thuận của người dân Thủy Thanh. Trong quá trình thực hiện những công trình phúc lợi xã hội, nhờ các hộ dân tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng với tổng diện tích trên 500m2 đất và nhiều sản phẩm trồng trọt khác, nên tiến độ thi công được đẩy nhanh, giảm chi phí.
Về thăm Thủy Thanh, chúng tôi không chỉ ấn tượng với những tuyến giao thông nông thôn rộng mở, mà còn thấy thích thú với những cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay”, những mô hình sản xuất của bà con nông dân rất dân dã, mang nét đặc thù của miền quê. Đó là mô hình trồng hoa đất, hoa chậu, sản xuất hoa giống; phát triển nghề đan nón lá, mộc, nề, hàn... Những hoạt động sản xuất này không chỉ làm phong phú thêm sản vật cho vùng quê Thủy Thanh mà quan trọng, là cách khẳng định sự nhạy bén, linh động của người dân địa phương trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 5,6%.
Đầu tư phát triển toàn diện
Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thủy Thanh khoảng 75 - 80 tỷ đồng. Cùng với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, chính quyền địa phương tích cực tranh thủ huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đến nay, nhiều công trình được triển khai, như: Sân vườn nhà tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, chỉnh trang, sửa chữa chợ cầu Ngói, bê tông hóa đường Vân Thê Đập, khởi công đường trung tâm xã, phục dựng hầm bí mật ở thôn Thanh Thủy Chánh... Ngoài ra, trên địa bàn có các công trình lớn do thị xã, tỉnh làm chủ đầu tư, như khu tái định cư xã Thủy Thanh giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, cầu Xóm Nam 0,4 tỷ đồng, công trình Trường mầm non Thủy Thanh 6,7 tỷ đồng, 8 phòng học Trường TH Vân Thê 2,9 tỷ đồng và các công trình sân, tường rào trường TH, THCS học khác. Dự kiến, các công trình trên sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2013.
Năm 2012, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã tiếp tục lập các thủ tục đầu tư và triển khai một số dự án thuộc chương trình. Phấn đấu đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới; trong đó 7 tiêu chí còn lại có trên 5 tiêu chí đạt trên 50%.
Chỉ sau mấy năm được đầu tư về hạ tầng cơ sở, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mức sống của người dân được nâng cao, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn. Người dân Thủy Thanh vẫn chân chất, giản dị, họ vẫn bám lấy mảnh ruộng miếng vườn, giữ lấy nghề nông, hay nghề thủ công truyền thống để mưu sinh. Hiện nay, người dân Thủy Thanh còn học và biết thêm cách làm du lịch - dịch vụ. Phía chính quyền địa phương cũng đang mở rộng quản lý và khai thác tuyến du lịch cầu Ngói, đình làng Vân Thê, phủ thờ Tôn Thất Thuyết, phối hợp với công ty lữ hành hình thành các tour, tuyến du lịch cộng đồng. Cùng với sự phát triển đi lên của xã, cuộc sống người dân đã khấm khá hơn, truyền thống hiếu học của con em địa phương vẫn luôn được vun trồng.
Bài, ảnh: Hoài Thương
- Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn (05/03)
- Mở rộng các kênh phân phối, giải cứu nông sản (05/03)
- Tập trung hoàn thiện các khâu để triển khai dự án “Huế - đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (04/03)
- Nỗ lực để UNESCO công nhận Huế là thành phố sáng tạo (04/03)
- Vinh Mỹ trồng thành công khoai mài (04/03)
- MediaTek công bố chip SoC MT9638 dành cho TV 4K (04/03)
- Samsung đưa công nghệ Micro LED vào TV truyền thống (04/03)
- Thả hơn 41 ngàn con cá giống xuống sông Hương (04/03)
-
Nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa ở cảng Chân Mây
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
-
Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Kêu gọi doanh nghiệp vào Cụm công nghiệp An Hòa
- Kết nối, phát triển từ những con đường
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá
-
Không có rào cản trong thu hút đầu tư xử lý chất thải rắn
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện