ClockThứ Hai, 22/10/2018 14:30

Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP

Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nợ công Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hộiNợ công cao, áp lực trả nợ tăng mạnh

Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10) về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu bật nhiều kết quả quan trọng, trong đó GDP tăng cao, ước vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, nợ công giảm mạnh, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Nợ công của Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 3% dự toán; cơ cấu thu bền vững hơn; tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm; thu nội địa tăng, chiếm gần 82% tổng thu cân đối NSNN. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 26,8%, cao hơn giai đoạn trước (23,6%) và kế hoạch 2016 - 2020 (25 - 26%).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Mặc dù hàng năm vẫn bảo đảm nguồn tăng lương cơ sở 7% nhưng tỷ trọng chi thường xuyên vẫn giảm còn 63,3%, thấp hơn đầu nhiệm kỳ (năm 2015 là 67,7%) và kế hoạch 2016 - 2020 (dưới 64%). Bội chi NSNN ước khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra (3,7%), dự kiến đến năm 2020 còn 3,4% (mục tiêu đề ra là dưới 4%). Nợ công khoảng 61,4% GDP, giảm mạnh so với mức 63,7% năm 2016.

Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm 2016-2018;  Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn kiểm soát...

Trong khuôn khổ cho phép của trần nợ công, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị cân đối tổng thể các nguồn lực để rà soát, xây dựng các danh mục dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao nhằm tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần khắc phục triệt để tình trạng đầu tư nguồn vốn NSNN không đạt tiến độ. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia, tạo chuyển biến rõ nét trong giải ngân vốn đầu tư công...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top