Tiềm năng chưa được khai thác
TTH - Bên cạnh phục vụ dân sinh, sản xuất, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn là nơi đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm, mang lại lợi nhuận cho người dân.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết, qua quá trình phân tích khảo sát điều kiện tự nhiên, chất lượng nước, hiện trạng đều cho thấy, đa số các hồ chứa có khả năng nuôi thả cá tự nhiên. Một số hồ có độ sâu lớn hơn 3m có thể nuôi bằng lồng các loại cá trắm cỏ, rô phi, cá diêu hồng và một số đối tượng khác. Kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh “Thử nghiệm mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt có hiệu quả kinh tế ở hồ Hòa Mỹ, huyện Phong Điền” của Trường đại học Nông lâm Huế, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau một năm thả nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 1,3 kg/con, lãi ròng 11,5 triệu đồng/2 lồng nuôi.
![]() |
Mô hình nuôi cá của anh Hoàng Ngọc Thanh |
Dựa trên kết quả đó, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh cần phát triển mô hình nuôi cá lồng ở các hồ chứa. Các hồ chứa dòng nước thường xuyên lưu thông là điều kiện thuận lợi về môi trường trong phát triển thủy sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước rất thấp.
Thử nghiệm
Toàn tỉnh hiện có 112 hồ chức lớn nhỏ; trong đó, hồ chứa thủy lợi 75 hồ, hồ chứa thủy điện 03 hồ, hồ chứa nước tự nhiên 34 hồ. Đa số các hồ chứa này đều chưa tận dụng hết tiềm năng, dù khả năng nuôi cá nước ngọt trên các hồ chứa này rất cao.
|
Hiện có 3 nhóm hộ đã nuôi cá thử nghiệm bằng lồng quy mô lớn ở hồ Khe Ngang xã Hương Hồ (Hương Trà), hồ chứa Khe Lời xã Thủy Phù (Hương Thủy)…. Anh Hoàng Ngọc Thanh, hộ nuôi cá hồ Khe Ngang cho biết: “Cuối năm 2013, tôi thuê nguyên hồ thủy lợi Khe Ngang, đầu tư gần 1 tỷ đồng với 12 lồng nuôi, mỗi lồng có diện tích 25m2; các lồng cá được lắp đặt hệ thống ôxy theo hướng công nhiệp. Vụ nuôi đầu tiên, tôi nuôi thử nghiệm các loại cá rô phi, cá tra và diêu hồng để xem đối tượng nào thích hợp. Sau 6 tháng nuôi cá rô phi chết nhiều nhất, cá diêu hồng và cá tra phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi chọn cá diêu hồng là con cá nuôi chủ lực. Khó khăn là do phải mua giống từ miền Tây Nam bộ, tỷ lệ cá chết rất cao, nên tôi quyết tâm thử nghiệm tự ươm giống cá tại chỗ và mang lại kết quả tốt”.
Nhờ ươm được nguồn giống tại chỗ, anh Thanh mở rộng quy mô từ 12 lồng nay nâng lên 60 lồng. Hình thức nuôi xen kẽ, thu hoạch theo kiểu cá to bán trước, cá nhỏ bán sau; lúc nào trang trại của anh cũng có cá cung cấp ra thị trường, với giá bán khoảng 40 - 50 ngàn đồng/kg. Hiện tại, cá nuôi của trang trại anh cung cấp cho thị trường Huế và các tỉnh lân cận. “Mỗi lồng nuôi 5.000 con, trong quá trình nuôi nếu cá hao hụt ít thì sau khi thu hoạch, trừ chi phí thức ăn và nhân công sẽ cho lãi cao, tùy theo giá thị trường. Nhằm đa dạng nguồn hàng cung cấp cho thị trường, thời gian tới tôi sẽ nuôi thử nghiệm thêm các giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao” - anh Thanh nói.
Giảm áp lực cho đầm phá
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Đức lý giải, xuất phát từ yêu cầu thực tế và cơ sở lý luận khoa học nên việc phát triển nuôi cá ở các hồ chứa trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đề xuất đề án “Phát triển nuôi các đối tượng nước ngọt ở hồ chứa thủy lợi, thủy điện giai đoạn 2015-2020” trình UBND tỉnh. Hy vọng, sau khi đề án được phê duyệt, sẽ giúp người dân đa dạng đối tượng và hình thức nuôi; hướng đến giảm áp lực nuôi trên đầm phá; góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty Quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh việc thả nuôi trồng thủy sản ở các hồ chứa sẽ không làm ảnh hưởng đến việc vận hành và hoạt động của các hồ chứa. Tuy nhiên, nuôi cá ở các hồ chứa đòi hỏi phải có quy hoạch rõ ràng, về đối tượng nuôi, mật độ thả nuôi và thức ăn… nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
Bài, ảnh: Thanh Thuận
- Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm và phòng, chống cháy nổ khu vực Phong Điền (27/01)
- Chrome OS 88 hỗ trợ đăng nhập không cần mật khẩu (27/01)
- Sony ra Alpha 1 quay 8K, chụp 30 hình mỗi giây (27/01)
- Hoàn thiện diện mạo đô thị vùng cao (27/01)
- Muốn trồng rau chất lượng cao, nông dân phải làm chủ phương pháp (27/01)
- Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp Tết Nguyên đán (27/01)
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 (27/01)
- Xây dựng tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu (27/01)
-
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
-
Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- “Săn tìm” động vật hoang dã quý hiếm
- Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ
- Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị
- Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng
- “Ngày sau phải tốt hơn, đẹp hơn ngày trước”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Tổn thất kép
- Phát triển bất động sản hài hòa với bảo tồn di sản
- Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển